Thế giới

UNEP: Cần thêm kinh phí để thích ứng với khí hậu khi rủi ro ngày càng tăng

ClockThứ Sáu, 04/11/2022 20:18
TTH - Trong báo cáo mới nhất vừa được công bố trước thềm Hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc COP27-sự kiện sẽ khai mạc vào ngày 6/11 tại Ai Cập, Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) nhấn mạnh rằng các quốc gia cần khẩn trương đẩy mạnh hành động để thích ứng với các tác động hiện tại và tương lai của biến đổi khí hậu, vì những nỗ lực hiện nay là quá ít và quá chậm.

UNEP: Hàng triệu người có nguy cơ tử vong sớm vào năm 2050Báo cáo 2017 của UNEP: 6 thách thức đang gia tăngÔ nhiễm nhựa, hóa chất vượt quá giới hạn an toàn của hành tinh

Mưa lũ kỷ lục gây thiệt hại nặng nề cho người dân Pakistan trong năm 2022. Ảnh: Baogiaothong

Báo cáo Khoảng cách Thích ứng năm 2022 của UNEP cũng kêu gọi các chính phủ tăng cường tài trợ và thực hiện các hành động nhằm giúp các quốc gia và cộng đồng dễ bị tổn thương thích ứng với tình trạng khẩn cấp về khí hậu, khi những rủi ro này ngày càng gia tăng.

Ước tính, nhu cầu cho các kế hoạch thích ứng hàng năm là từ 160 tỷ - 340 tỷ USD vào cuối thập kỷ này và sẽ tăng lên đến 565 tỷ USD vào năm 2050.

Cần khẩn trương hành động

Theo bà Inger Andersen - Giám đốc Điều hành UNEP, biến đổi khí hậu đang giáng một đòn mạnh xuống nhân loại, như đã thấy trong suốt năm 2022; do đó “thế giới phải khẩn cấp giảm phát thải khí nhà kính để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng phải khẩn trương tăng cường nỗ lực để thích ứng với những tác động đã hiện diện và những tác động sắp tới”.

Báo cáo nhấn mạnh rằng thích ứng, cũng như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, phải là tiền đề và là trọng tâm trong ứng phó toàn cầu với cuộc khủng hoảng khí hậu.

Tác động ngày càng tăng

Theo Thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, các quốc gia đã cam kết kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp, nhưng các hành động đến nay vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.

Thực tế, lũ lụt kinh hoàng ở Pakistan và các tác động hiện tại khác, chẳng hạn như trận hạn hán lịch sử ở vùng Sừng châu Phi, đang xảy ra khi nhiệt độ toàn cầu mới chỉ tăng ở mức 1,1 độ C so với thời tiền công nghiệp.

Trong một báo cáo trước đó, UNEP cho biết sự nóng lên toàn cầu đang trên đà tăng lên tới 2,6 độ C vào cuối thế kỷ này. Hơn nữa, nghiên cứu từ Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy rủi ro khí hậu sẽ tăng lên theo từng 0,1 độ C.

“Không còn thời gian để lãng phí”

Theo Tổng thư ký LHQ António Guterres, báo cáo cho thấy thế giới đang thất bại trong việc bảo vệ người dân khỏi những gì được gọi là “tác động hiện tại” của biến đổi khí hậu.

“Nhu cầu thích ứng ở các nước đang phát triển dự kiến ​​sẽ tăng vọt lên tới 340 tỷ USD/năm vào năm 2030. Tuy nhiên, những hỗ trợ cho việc thích ứng hiện chỉ mới ở mức chưa đến 1/10 số tiền đó”, ông Guterres cho biết, và nói rằng “những người và cộng đồng dễ bị tổn thương nhất đang phải trả giá. Đây là điều không thể chấp nhận được”.

Đáng giá tiến độ về việc thích ứng là “chậm chạp và thiếu sót”, người đứng đầu LHQ nhấn mạnh “thế giới cần phải đẩy mạnh việc bảo vệ người dân và cộng đồng khỏi những nguy cơ trước mắt và ngày càng gia tăng của tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Chúng ta không còn thời gian để lãng phí”.

Đồng thời, người đứng đầu LHQ cũng kêu gọi tăng đáng kể số lượng và chất lượng tài chính để các nước phát triển đáp ứng mục tiêu tăng gấp đôi hỗ trợ cho các kế hoạch thích ứng lên 40 tỷ USD mỗi năm từ năm 2025.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người

Theo một đánh giá toàn cầu mới của Liên hợp quốc, nitơ oxit (N₂O) - một loại khí nhà kính mạnh, đang đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu và làm hỏng tầng ôzôn, đe dọa mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C và gây ra mối nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người
Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ

Trong tình hình mưa lũ, các trường học ở vùng thấp trũng cần tính đến phương án dạy học linh hoạt để “sống chung” vói điều kiện thời tiết.

Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Return to top