Thế giới

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Grenada

ClockThứ Bảy, 26/03/2022 10:23
Tại buổi lễ trình Thư ủy nhiệm, Đại sứ được bổ nhiệm Lê Viết Duyên cam kết sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Grenada trên tất cả các lĩnh vực lên tầm cao mới.

ESCAP sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vữngASEAN-Chile khẳng định cam kết tăng cường quan hệ đối tác phát triểnĐảng Bảo thủ ủng hộ Chính phủ Anh thúc đẩy quan hệ với Việt NamHai nước Việt Nam-Lào sát cánh bên nhau, cùng phát triểnViệt Nam-Ấn Độ có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ song phương

Đại sứ Lê Viết Duyên trình Thư ủy nhiệm lên Tổng Toàn quyền Grenada Cecile La Grenade. (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela)

Ngày 24/3, Đại sứ được bổ nhiệm của Việt Nam Lê Viết Duyên đã trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên Tổng Toàn quyền Grenada, bà Cecile La Grenade, tại Dinh Tổng Toàn quyền.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ được bổ nhiệm Lê Viết Duyên đã trân trọng chuyển lời chào và thông điệp về tình hữu nghị, hợp tác của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Tổng Toàn quyền Cecile La Grenade, Chính phủ và nhân dân Grenada; đồng thời khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Grenada.

Đại sứ được bổ nhiệm Lê Viết Duyên bày tỏ tin tưởng rằng lễ trình Thư ủy nhiệm sẽ tạo nền tảng để hai bên tăng cường quan hệ song phương trên nhiều mặt, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch và nông nghiệp.

Ông cam kết sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực lên tầm cao mới.

Về phần mình, Tổng Toàn quyền Cecile La Grenade chúc mừng ông Lê Viết Duyên được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Grenada và đánh giá cao đường lối phát triển cũng như những thành công về kinh tế-xã hội của Việt Nam trong những năm qua.

Tổng Toàn quyền bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị với Việt Nam và khai thác tối đa tiềm năng hợp tác giữa hai bên về kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, dạy nghề, nông nghiệp và biến đối khí hậu.

Cũng trong dịp này, Đại sứ được bổ nhiệm Lê Viết Duyên đã có cuộc tiếp kiến Thủ tướng Grenada Keith Mitchell tại Văn phòng Chính phủ Grenada.

Hai bên trao đổi về tình hình chính trị, kinh tế-xã hội của mỗi nước trong thời gian qua. Thủ tướng Keith Mitchell bày tỏ ấn tượng với tốc độ phát triển và những thành tựu của Việt Nam; mong muốn hai bên sớm tổ chức các hoạt động xúc tiến nhằm thúc đẩy hợp tác song phương.

Đại sứ được bổ nhiệm Lê Viết Duyên cho rằng Việt Nam và Grenada có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác và trở thành những đối tác quan trọng của nhau; khẳng định Đại sứ quán Việt Nam sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ngành hai bên để triển khai các lĩnh vực hợp tác tiềm năng và không ngừng quảng bá, giới thiệu thị trường cũng như kết nối doanh nghiệp hai nước trong thời gian tới.

Trước đó, Đại sứ được bổ nhiệm Lê Viết Duyên cũng đã có buổi gặp chào Bộ trưởng Ngoại giao Grenada Oliver Joseph.

Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Ngoại giao Oliver Joseph khẳng định Grenada và Việt Nam có tiềm năng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Grenada cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai nước để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và làm nền móng cho các cơ hội hợp tác.

Ngoài ra, Đại sứ được bổ nhiệm Lê Viết Duyên cũng đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Grenada Roxie-Mc Leish Hutchinson. Hai bên đã thảo luận về tình hình thế giới và khu vực, về khả năng hợp tác trong những lĩnh vực cùng quan tâm như biến đổi khí hậu và hợp tác trên các diễn đàn đa phương.

Grenada là quốc đảo tại khu vực Caribe với diện tích 340km2 và dân số khoảng 111.500 người, là một trong những nước có ít dân nhất trên thế giới nhưng mật độ dân số cao.

Thu nhập bình quân đầu người ở nước này đạt khoảng 9.000 USD trong năm 2021. Grenada có nền kinh tế mở, chủ yếu dựa vào hai lĩnh vực chính là du lịch và trồng trọt nông nghiệp (chiếm tới 80% nền kinh tế).

Bên cạnh đó, Grenada cũng có các ngành sản xuất khác như đồ uống và thực phẩm. Những sản phẩm xuất khẩu chính của Grenada gồm hạt nhục đậu khấu (lớn thứ hai thế giới, sau Indonesia), ca cao và chuối.

Việt Nam và Grenada thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 15/7/1979.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hạ tầng, dịch vụ lưu trú đẳng cấp

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các điểm đến du lịch trong nước và nhu cầu ngày càng cao của du khách đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư hạ tầng, hiện đại hóa điểm đến, trong đó có hạ tầng, dịch vụ lưu trú đẳng cấp.

Đầu tư hạ tầng, dịch vụ lưu trú đẳng cấp
Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phu nhân đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia, đưa mối quan hệ tin cậy và hợp tác hiệu quả giữa hai nước sang giai đoạn phát triển ở tầm mức cao, thiết thực hơn nữa, đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên mới.

Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Return to top