Thế giới

ESCAP sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

ClockThứ Tư, 23/03/2022 16:01
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký điều hành Ủy ban kinh tế-xã hội Liên Hợp quốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) Armida Salsiah Alisjahbana khẳng định, ủy ban này luôn coi trọng quan hệ đối tác với Việt Nam và cam kết sẽ luôn quan tâm, tích cực hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Thúc đẩy hỗ trợ tinh thần kinh doanh của các nữ doanh nhân châu Á - Thái Bình DươngChâu Á-Thái Bình Dương cần nỗ lực đạt được các mục tiêu SDGsESCAP: Triển vọng tăng trưởng châu Á-Thái Bình Dương đầy "hứa hẹn"ASEAN hướng đến thực hiện tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp QuốcMalaysia: xây dựng máng trượt nước dài nhất thế giới

Nạo vét kênh thủy lợi nội đồng trữ nước ứng phó hạn mặn ở huyện Hòn Đất, vùng Tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang). (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

Bà Armida Salsiah Alisjahbana đưa ra khẳng định trên tại buổi gặp và làm việc với Đại sứ Phan Chí Thành, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan kiêm nhiệm Đại diện Thường trực của Việt Nam tại ESCAP, vào ngày 22/3.

Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về chủ đề Khóa họp lần thứ 78 của ESCAP dự kiến tổ chức vào tháng 5 và hợp tác giữa Việt Nam và ESCAP. Khóa họp là hội nghị thường niên để các nước thành viên xem xét và thảo luận tất cả các vấn đề kinh tế-xã hội và hợp tác khu vực trên các lĩnh vực cùng quan tâm, với sự tham gia của nhiều lãnh đạo cấp cao các nước, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế.

Năm nay với chủ đề “Chương trình nghị sự chung nâng tầm phát triển bền vững tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương," được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập ESCAP, khóa họp hướng tới thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, hợp tác và liên kết trong ứng phó với các thách thức, khó khăn tại khu vực nhằm đẩy mạnh triển khai các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó dự kiến sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực là củng cố hệ thống y tế, bảo đảm kết nối và chuỗi cung ứng bền vững, và hiện thực hóa các hành động khí hậu - những lĩnh vực được ESCAP đánh giá là quan trọng và cốt lõi nhất với khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay.

Bà Armida Salsiah Alisjahbana nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hợp tác, kết nối, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang có những mâu thuẫn, chia rẽ, các nước trong khu vực đang gặp nhiều khó khăn về ứng phó với đại dịch COVID-19 và phục hồi sau đại dịch.

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Hoàn Mỹ Thủ Đức. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)

Thư ký điều hành ESCAP đánh giá cao vai trò và đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác, duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và quốc tế và bày tỏ ấn tượng với những nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, đặc biệt là các cam kết mạnh mẽ về khí hậu tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Thư ký điều hành ESCAP mong muốn Việt Nam sẽ tham gia tích cực tại Khóa họp 78, chia sẻ những kinh nghiệm, thực tiễn tốt và góp phần thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam trong việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 78 của ESCAP.

Đại sứ Phan Chí Thành khẳng định Việt Nam luôn là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của ESCAP, sẽ tham gia đóng góp tích cực, chủ động tại Khóa họp 78 cũng như trong các hoạt động chung của ESCAP và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đại sứ cũng bày tỏ sự cảm ơn và trân trọng những hỗ trợ của ESCAP dành cho Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là các chương trình, dự án tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho các bộ, ngành, cơ quan Chính phủ và Quốc hội.

Đại sứ cho biết cũng như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, khó khăn, nhất là trong việc thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong năm 2030, đồng thời bày tỏ mong muốn ESCAP tiếp tục hỗ trợ và vận động các đối tác quốc tế hỗ trợ Việt Nam về nguồn lực, công nghệ, kinh nghiệm.

Đại sứ chia sẻ sự quan tâm của Việt Nam và mong muốn ESCAP có những đánh giá về tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng tại Ukraine tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững

Ngày 13/7, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với Hội Địa lý Việt Nam và Hội Địa lý Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ XIV, năm 2024 với chủ đề “Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”.

Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Ngập úng kéo dài đến bao giờ - Kỳ 2: Chống ngập để phát triển bền vững

Câu chuyện chống ngập tại khu đô thị, khu công nghiệp (KCN) không phải là việc sớm chiều. Song, trước khi bàn đến những giải pháp dài hơi cần tính toán, giám sát việc triển khai, thi công các công trình. Việc này phải đặt trong mối tương quan, hài hòa giữa phát triển kinh tế và đảm bảo đời sống dân sinh.

Ngập úng kéo dài đến bao giờ - Kỳ 2 Chống ngập để phát triển bền vững
Return to top