Thế giới

WHO: COVID-19 làm gián đoạn các dịch vụ y tế cơ bản ở nhiều quốc gia

ClockThứ Ba, 08/02/2022 16:43
TTH.VN - Một cuộc khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tác động của đại dịch COVID-19 vừa công bố ngày 7/2 cho thấy trong thời gian đại dịch hoành hành, nhiều nước trên thế giới phải đối mặt với sự gián đoạn các dịch vụ y tế cơ bản như chương trình tiêm chủng và điều trị các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS.

Đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến hàng triệu ca mang thai ngoài ý muốn

Nhiều dịch vụ y tế cơ bản bị gián đoạn do đại dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: AFP/Vietnam+

Được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11-12/2021, cuộc khảo sát đã ghi nhận sự gián đoạn các dịch vụ y tế cơ bản nói trên ở 92% trong số 129 quốc gia thành viên của WHO. Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy các dịch vụ y tế cơ bản đã “bị ảnh hưởng nghiêm trọng” và “ít hoặc thậm chí không được cải thiện” so với cuộc khảo sát trước đó được tiến hành vào đầu năm 2021, WHO cho biết trong một tuyên bố.

“Kết quả của cuộc khảo sát này nhấn mạnh tầm quan trọng của các hành động khẩn cấp nhằm giải quyết những thách thức lớn của hệ thống y tế, khôi phục các dịch vụ và giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19”, WHO nêu rõ.

Theo khảo sát của WHO, các dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp, bao gồm xe cấp cứu và các dịch vụ liên quan, thực sự trở nên tồi tệ hơn khi có đến 36% các quốc gia báo cáo tình trạng gián đoạn trong việc cung cấp dịch vụ này, cao hơn so với tỷ lệ 29% được ghi nhận vào đầu năm 2021 và 21% trong cuộc khảo sát đầu tiên vào năm 2020.

Song song đó, các dịch vụ y tế tuỳ chọn (không thực sự khẩn cấp) như thay khớp háng và đầu gối đã bị gián đoạn ở 59% các quốc gia được khảo sát và khoảng một nửa trong số đó không đảm bảo được dịch vụ chăm sóc giảm đau và phục hồi chức năng.

WHO cho rằng tình trạng ngày càng nhiều nước ghi nhận sự gián đoạn các dịch vụ y tế là do “các vấn đề về hệ thống y tế đã tồn tại từ trước” cũng như nhu cầu sử dụng các dịch vụ này giảm.

Được biết, thời điểm khảo sát trùng với thời điểm gia tăng số ca nhiễm COVID-19 ở nhiều quốc gia vào cuối năm 2021 do biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao, gây thêm căng thẳng cho các bệnh viện.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top