Thế giới

WHO đặt ra những ưu tiên về sức khoẻ trong thập kỷ mới

ClockThứ Ba, 14/01/2020 19:14
TTH - Trong một tuyên bố mới nhất, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã vạch ra danh sách những thách thức khẩn cấp về sức khoẻ toàn cầu trong 10 năm tới. Theo ông, những thách thức này bắt nguồn từ mối lo ngại rằng các nhà lãnh đạo thế giới không cam kết đủ nguồn lực để giải quyết các vấn đề về sức khỏe, và từ đó đẩy cuộc sống, sinh kế của người dân và các nền kinh tế vào nguy hiểm.

WHO: 1/3 các nước nghèo phải đối mặt với thiếu dinh dưỡng và béo phìWHO cảnh báo tình trạng nhiệm độc chì ở trẻ emWHO: Ebola vẫn là “tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu”

So sánh mối quan tâm về sức khỏe với hòa bình và an ninh, Tổng Giám đốc Ghebreyesus chỉ ra rằng, nhiều quốc gia sẵn sàng đầu tư vào việc bảo vệ chống lại các cuộc tấn công khủng bố, nhưng lại không phân bổ tiền bạc để ngăn chặn sự lây lan của virus, mặc dù một đại dịch có thể nguy hiểm hơn nhiều, và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Một nhân viên y tế cho một cậu bé ở Yemen uống vaccine phòng bệnh tả. Ảnh: UNICEF

Những ưu tiên trong thập kỷ mới

WHO đã xác định 13 ưu tiên trong 10 năm tới, bao gồm một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến người dân trên khắp hành tinh. Ví dụ, cuộc khủng hoảng khí hậu cũng là một cuộc khủng hoảng sức khỏe, khi nó làm trầm trọng thêm tình trạng suy dinh dưỡng và thúc đẩy sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm như sốt rét.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí đang giết chết khoảng 7 triệu người mỗi năm. Trong bối cảnh đó, WHO đang đưa ra các lựa chọn chính sách để khuyến khích chính phủ các nước ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro sức khỏe do ô nhiễm không khí.

Song song đó, bất bình đẳng giàu nghèo cũng là một ưu tiên cần được chú trọng. Theo WHO, trung bình người dân ở các nước giàu có thể sống lâu hơn khoảng 18 năm so với người dân ở các nước nghèo. Và ngay trong nội bộ một quốc gia, vẫn có sự khác biệt lớn về sức khỏe giữa những người giàu và người không có gì. WHO cam kết sẽ nỗ lực để giải quyết tình trạng bất bình đẳng, cung cấp hướng dẫn cho các quốc gia các cách thức để việc chăm sóc sức khỏe trở nên công bằng hơn.

Cơ quan này khuyến nghị các quốc gia nên dành 1/5 GDP cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhằm cho phép thêm nhiều người hơn quyền được tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu chất lượng mà họ cần, ở gần nơi họ sinh sống.

Ngoài ra, những ưu tiên khác của WHO còn bao gồm việc mở rộng quyền tiếp cận với thuốc men, ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ người dân khỏi các sản phẩm nguy hiểm…

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN & WHO)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Return to top