Thế giới

WHO: Vaccine tả đang thiếu trầm trọng

ClockThứ Bảy, 17/12/2022 09:15
TTH.VN - Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trở lại trên toàn thế giới, kho dự trữ vaccine tả toàn cầu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ quản lý hiện đang còn lại “cực kỳ ít”, một quan chức của WHO thông tin.

Ấn Độ kêu gọi đoàn kết đối phó với thách thức lớnWHO cảnh báo dịch tả bùng phát với tỷ lệ tử vong cao hơnKhông được lùi bước giải quyết đại dịch COVID-19APEC hợp tác thúc đẩy du lịchCDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới

Dịch tả bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia. Ảnh minh họa: malawi24.com/TTXVN/Vietnam+

Theo đó, tổ chức WHO cho biết, tỷ lệ tử vong do tả trên toàn cầu đang gia tăng và có 30 quốc gia trên thế giới đã báo cáo dịch tả bùng phát trong năm nay, cao hơn khoảng 1/3 so với số liệu ghi nhận thông thường trong một năm.

Tiến sĩ Philippe Barboza, Trưởng nhóm nghiên cứu Dịch tả và Bệnh tiêu chảy của WHO cho biết: “Chúng tôi không còn vaccine nữa. Nhiều quốc gia đang tiếp tục yêu cầu phân phối loại vaccine này, song điều đó cực kỳ khó khăn”.

Thông thường, kho dữ trữ có khoảng 36 triệu liều/năm. Nhưng hiện nay, vì thiếu vaccine trầm trọng, WHO đã tạm thời đình chỉ chiến lược tiêm chủng hai liều tiêu chuẩn vào tháng 10.

Tiến sĩ Philippe Barboza cho biết, một phần của cuộc khủng hoảng là do quyết định của một nhà sản xuất Ấn Độ ngừng xuất khẩu vaccine. Hiện một nhà sản xuất khác ở Nam Phi đang lên kế hoạch bắt đầu sản xuất, song sẽ mất “vài năm”.

Theo ông, việc phát triển vaccine cho bệnh tả, về cơ bản là vaccine dành cho các nước nghèo, có lẽ kém hấp dẫn hơn nhiều so với việc phát triển vaccine COVID-19, hoạt động thu lợi nhuận cao hơn. Đây có thể là lý do dẫn đến tình trạng thiếu vaccine tả trầm trọng hiện nay.

Bệnh tả lây qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm và có thể gây tiêu chảy cấp tính. Nhiều người có các triệu chứng nhẹ, nhưng bệnh có thể gây tử vong trong vài giờ nếu không được điều trị.

Dù vậy, “Không thể chấp nhận được trong thế kỷ 21 mà vẫn có người tử vong vì một căn bệnh phổ biến và rất dễ điều trị”, Tiến sĩ Philippe Barboza nhấn mạnh.

Trong số các quốc gia bùng phát dịch bệnh, có những quốc gia bị ảnh hưởng bởi nghèo đói và xung đột như Haiti và Yemen. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng được báo cáo hoành hành ở nhiều quốc gia khác như Lebanon, một nước mà cho đến gần đây vẫn được nhận định là quốc gia có thu nhập trung bình. Qua đây, giới chuyên gia khẳng định đây nên là “một hồi chuông cảnh báo” cho các nước khác.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Return to top