Thế giới
Cập nhật COVID-19:

WHO khuyến khích làm xét nghiệm COVID-19 ở trường học

ClockThứ Bảy, 03/07/2021 16:08
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây khuyến khích, để tránh tác động tiêu cực của việc học từ xa, các xét nghiệm COVID-19 nên được thực hiện trong trường học, ngay cả khi chưa phát hiện trường hợp nhiễm nào.

WHO: Cứ 100 người chết trên toàn cầu có 1 người chết vì tự tửWHO hy vọng sẽ phân phối hàng trăm triệu liều vaccine trước năm 2021Đông Nam Á học hỏi công nghệ của Israel để cải thiện kỹ thuật canh tácWHO: Cứ 100 người chết trên toàn cầu có 1 người chết vì tự tửAnh đối mặt làn sóng dịch thứ ba với khả năng 40.000 người chết vì biến thể Delta

WHO khuyến khích làm xét nghiệm COVID-19 ở trường học. Ảnh minh họa: Thanh Niên

Theo đó, việc sàng lọc trong trường học trước đây chỉ được khuyến nghị thực hiện nếu phát hiện cụm nhiễm. Song WHO tin rằng chuỗi phản ứng polimerase (PCR), hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh nên được thực hiện ngay cả khi học sinh và đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường học không có triệu chứng.

Trong một tuyên bố chung với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết: “Những tháng mùa hè mang đến cơ hội quý giá để các chính phủ đưa ra những biện pháp phù hợp, nhằm giúp giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và tránh phải đóng cửa trường học”. Việc đóng cửa trường học như những gì chúng ta thấy mang lại nhiều tác động tiêu cực đến giáo dục, xã hội và tinh thần của trẻ em, cũng như thanh thiếu niên.

Giám đốc Hans Kluge nhấn mạnh: “Chúng ta không thể cho phép đại dịch cướp đi giáo dục và sự phát triển của trẻ em”.

Được biết, Giám đốc Hans Kluge cũng chính là người nhiều lần kêu gọi các quốc gia trong khu vực châu Âu của WHO giải quyết tỷ lệ bỏ học, cũng như giải quyết những ảnh hưởng sức khỏe liên quan đến học từ xa. Khu vực châu Âu của WHO trải dài khắp 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả một số quốc gia Trung Á.

Đối với các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, việc đóng cửa trường học “chỉ nên được coi là biện pháp cuối cùng” – khi có sự bùng nổ về số ca nhiễm mà không thể kiểm soát được bằng các biện pháp khác.

Tính đến 12h52p ngày 3/7 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận hơn 183 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 3,9 triệu người đã tử vong và hơn 168,2 triệu bệnh nhân đã phục hồi. Các nước vẫn đang gồng mình chống dịch, bên cạnh đó cũng triển khai nỗ lực phục hồi sau đại dịch.

Cụ thể, ở Indonesia, ngày 3/7, chính phủ nước này đã pháp đặt lệnh phong tỏa 1 phần của thủ đô Jakarta, đảo chính Java và Bali khi quốc gia Đông Nam Á này phải vật lộn để đối mặt với đợt dịch có số ca nhiễm cao chưa từng có.

Theo đó, các nhà thờ Hồi giáo, nhà hàng và trung tâm mua sắm tại các điểm nóng đã bị đóng cửa. Động thái được triển khai trong bối cảnh ghi nhận hơn 25.000 trường hợp nhiễm COVID-19 mới và 539 ca tử vong vào ngày 2/7. Tất cả hai số liệu trên đều là hai kỷ lục mới hằng ngày.

Đến nay, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng hơn 2,2 triệu ca nhiễm, hơn 59.500 ca tử vong.

Cuộc khủng hoảng đã đẩy hệ thống y tế của nước này rơi vào khủng hoảng, thậm chí là đến gần với bờ vực sụp đổ, với nhiều căn lều tạm bợ đã được dựng lên bên ngoài các cơ sở y tế đang kẹt cứng bởi bệnh nhân.

Bộ Y tế Indonesia cho biết, biến thể Delta lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, đã lây lan cho 85 quốc gia đã tạo ra một đợt nhiễm vô cùng nghiêm trọng trong thời gian gần đây. Chủng này dễ lây lan nhất trong số các biến thể của COVID-19 được xác định cho đến nay.

Các biện pháp mới được Tổng thống Indonesia Joko Widodo công bố trong tuần này dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 20/7 với hi vọng đưa số ca nhiễm hằng ngày xuống dưới 10.000 ca.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top