Thế giới

WHO hy vọng sẽ phân phối hàng trăm triệu liều vaccine trước năm 2021

ClockThứ Sáu, 19/06/2020 14:48
TTH.VN - Tờ CNA ngày 19/6 đưa tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, cho đến cuối năm nay, khoảng vài trăm triệu liều vaccine COVID-19 có thể sẽ được sản xuất và hướng đến ưu tiên sử dụng cho những cá nhân dễ bị tổn thương nhất bởi đại dịch này.

Liên minh châu Âu EU được bảo đảm 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19Nam Mỹ là ổ dịch mới của thế giớiNgười dân ASEAN hình thành thói quen mới sau đại dịchVaccine Covid-19 của Nga có thể sẽ được sản xuất hàng loạt vào tháng 8Tổng thống Trump tin tưởng vaccine COVID-19 sẽ được điều chế thành công trong năm nay

Hy vọng sẽ có hàng trăm triệu liều vaccine COVID-19 được phân phối cho người dân trước cuối năm nay. Ảnh minh họa: CNN/ Vnexpress

Hiện WHO đang tiến hành nghiên cứu kỹ hơn về phương án thực hiện kế hoạch này với hy vọng đến cuối năm 2021 sẽ cho ra khoảng 2 tỷ liều vaccine để dùng cho người dân. Điều này được thúc đẩy bởi những nỗ lực tìm kiếm và điều chế vaccine của các công ty dược phẩm.

Nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan cho biết, các nhà nghiên cứu đã và đang xem xét hơn 200 loại vaccine trên toàn thế giới, 10 trong số đó đã được thử nghiệm với người.

“Nếu may mắn, chúng ta có thể điều chế ra 1 hoặc 2 loại vaccine phù hợp vào trước cuối năm nay”, nhà khoa học Soumya Swaminathan cho biết, đồng thời cũng công bố 3 nhóm đối tượng sẽ được tiêm vaccine đợt đầu.

Cụ thể, họ là những người làm việc trong tuyến đầu, có nguy cơ nhiễm bệnh cao như công an và nhân viên y tế. Ngoài ra, còn có cả những cá nhân dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh như người già và người khuyết tật và nhóm người có nguy cơ lây bệnh cao như những người sống trong khu ổ chuột và các nhà chăm sóc.

Bà Soumya Swaminathan nhấn mạnh: “Chúng ta phải bắt đầu với những người dễ bị tổn thương nhất, sau đó là mở rộng việc tiêm vaccine cho nhiều người hơn. Chúng tôi hy vọng rằng vào năm 2021 sẽ có khoảng 2 tỷ liều vaccine cho 1, 2 hoặc 3 loại vaccine hiệu quả được phân phối trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đến nay đây vẫn chỉ là một điều chưa chắc chắn, bởi hiện chúng ta vẫn chưa có bất kỳ loại vaacine nào được chứng minh là an toàn và hiệu quả”.

Trước đó, vào ngày 17/6, WHO đã quyết định dừng các thử nghiệm Hydroxychloroquine để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 sau khi có những bằng chứng cho thấy việc này không có bất kỳ hiệu quả nào.

Trong một thông tin có liên quan, giới chuyên gia thông tin, thế giới sau dịch hiện đang tồn tại và phụ thuộc rất nhiều vào vaccine.

Không có vaccine, sự bình thường hóa của toàn cầu có thể mang đến nhiều ca tử vong hơn do một loại virus đường hô hấp mới mà con người chưa có khả năng miễn dịch trước, cũng như chưa có cách điều trị cho loại bệnh mới này.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Hãng tin Reuters hôm qua (12/11) dẫn lời các giám đốc điều hành cho biết, nhiều công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi các công ty trong nước đang “để mắt” đến việc hợp tác đầu tư, giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang nhanh chóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để tránh tác động từ căng thẳng thương mại.

Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top