Thế giới

WHO: Lần đầu tiên trong 7 tuần, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng trở lại

ClockThứ Ba, 02/03/2021 08:21
TTH.VN - Hãng tin CNA ngày 2/3 dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu lại chứng kiến mức tăng vào tuần trước, đánh dấu việc tăng số ca nhiễm trở lại lần đầu tiên trong vòng 7 tuần.

Nhóm G7 thúc đẩy cam kết hỗ trợ vắc-xin cho các nước nghèo hơnWHO cảnh báo khả năng vaccine có thể “đầu hàng” trước biến thể của SARS-CoV-2WHO: Số người được tiêm vaccine Covid-19 trên thế giới đã vượt số ca mắcNhóm chuyên gia WHO tiếp tục lịch trình khảo sát thực tế tại Vũ HánCa Covid-19 toàn cầu vượt 89 triệu, WHO kêu gọi nước giàu chia sẻ vaccine

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bên khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh trong một cuộc họp báo rằng: “Chúng ta cần phải có một cảnh báo nghiêm khắc cho tất cả mọi người rằng đại dịch này sẽ bùng phát trở lại nếu chúng ta cho phép và chúng ta không thể để điều đó xảy ra”.

Tình hình dịch bệnh vẫn rất phức tạp, các nước không nên chỉ dựa vào tiêm chủng mà lơ là các biện pháp khác để chống lại đại dịch. Ảnh minh họa: TTXVN/Thời báo Tài chính Việt Nam Online

Cũng nhận định về vấn đề này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, sự gia tăng trở lại của các ca nhiễm là điều “đáng thất vọng, nhưng không đáng ngạc nhiên” và kêu gọi các nước không nới lỏng các biện pháp chống lại đại dịch.

Còn quá sớm để các quốc gia chỉ dựa vào chương trình tiêm chủng mà từ bỏ các biện pháp khác. Cụ thể, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: “Nếu các quốc gia chỉ dựa vào các chương trình tiêm chủng vaccine thì họ đã mắc sai lầm. Các biện pháp y tế cộng đồng cơ bản vẫn là nền tảng của những phản ứng chống lại đại dịch”.

Vị tổng giám đốc cũng lưu ý Ghana và Bờ biển Ngà đã trở thành những quốc gia đầu tiên bắt đầu tiêm chủng cho người dân theo liều lượng mà COVAX cung cấp.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ trích các nước giàu về việc tích trữ vaccine và khẳng định đây là sự quan tâm và là trách nhiệm của mọi người đối với những người dễ bị tổn thương cần được bảo vệ trên toàn thế giới.

Ông Tedros chia sẻ: “Thật đáng buồn là vẫn có một số quốc gia tiếp tục ưu tiên cho những người trẻ khỏe mạnh hơn, có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn trong tổng dân số của họ thay vì tiêm chủng cho các nhân viên y tế và những người cao tuổi ở những nơi khác”.

Trong một nhận định có liên quan, Mike Ryan, chuyên gia về các vấn đề khẩn cấp hàng đầu của WHO cho biết, cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19 hiện đang ở trạng thái tốt hơn so với 10 tuần trước, khi việc triển khai tiêm chủng vaccine bắt đầu. Nhưng còn quá sớm để nói rằng đại dịch đang trong tầm kiểm soát.

“Vấn đề là chúng ta đang kiểm soát đại dịch và đại dịch cũng đang kiểm soát chúng ta và ngay bây giờ, đại dịch đang được kiểm soát khá nhiều”, Tiến sĩ Mike Ryan nhấn mạnh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top