Thế giới

WHO: Nguồn thiết bị bảo hộ chống lại COVID-19 trước nguy cơ cạn kiệt

ClockThứ Tư, 04/03/2020 14:52
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông tin, sự hiểu biết và nhận thức của người dân toàn cầu về dịch COVID-19 đang mở rộng nhanh chóng.

Cập nhật Covid-19: 3.168 người tử vong, 92.880 ca mắc trên toàn cầuWHO: Ngăn chặn dịch COVID-19 vẫn nên là “ưu tiên hàng đầu”Thế giới ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm virus SARS-CoV-2Vũ Hán đóng cửa bệnh viện dã chiến khi số ca nhiễm COVID-19 giảmSố ca nhiễm bệnh tăng vọt, Vương quốc Anh đẩy mạnh kế hoạch đối phó COVID-19

WHO: Nguồn thiết bị bảo hộ chống lại COVID-19 đang cạn kiệt. Ảnh minh họa: Dân trí

Tuy nhiên, do mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, nguồn thiết bị bảo hộ cần thiết hiện đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Cụ thể, WHO lo ngại rằng khẩu trang, kính che mắt và nhiều thiết bị bảo hộ khác được sử dụng bởi các nhân viên y tế đang trong tình trạng sạch hàng.

“Chúng tôi lo ngại rằng khả năng đối phó với dịch bệnh của các quốc gia bị tổn hại do sự gián đoạn và thiếu hụt sản phẩm bảo hộ cá nhân gây nên bởi nhu cầu gia tăng, nạn tích trữ và lạm dụng. Chúng ta không thể loại bỏ dịch COVID-19 nếu không bảo vệ đội ngũ nhân viên y tế của mình. Giá bán của khẩu trang y tế hiện đã tăng đến 6 lần, trong khi chi phí của máy thở cũng tăng gấp 3”, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trả lời báo giới ở Geneva cho biết.

Theo Tổng Giám đốc Tedros, WHO đã vận chuyển và phân phát hơn nửa triệu bộ thiết bị bảo hộ cá nhân đến 27 quốc gia trên toàn thế giới và hiện nguồn cung cấp đang cạn kiệt nhanh chóng.

Trước tình hình này, vị lãnh đạo thúc giục các nhà sản xuất, nhà cung cấp khẩn trương tăng cường hoạt động. Tuyên bố được đưa ra với ước tính WHO cần đến 89 triệu khẩu trang y tế, 76 triệu đôi găng tay y tế và 1,6 triệu kính bảo hộ mỗi tháng để đối phó với dịch COVID-19.

Theo thống kê mới nhất của AFP, hơn 3.100 người đã tử vong vì COVID-19, cùng lúc hơn 91.000 người xác nhận nhiễm virus trên 77 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về lý do mọi người đổ xô mua và dự trữ khẩu trang, Tổng Giám đốc Tedros cho biết đây là một điều dễ hiểu. Sợ hãi là một phần phản ứng tự nhiên của con người trước bất kỳ mối đe dọa nào, đặc biệt là với mối đe dọa mà chính bản thân mỗi cá nhân cũng chưa hiểu hết được.

Mặc dù thường được so sánh với bệnh cúm thông thường, song virus COVID-19 nguy hiểm hơn nhiều. Để so sánh, cúm theo mùa thường chỉ khiến ít hơn 1% số người mắc bệnh tử vong, song con số gây nên bởi COVID-19 đang là khoảng 3,4% số bệnh nhân trên toàn cầu. Đồng thời, trong lúc ngày càng nhiều người tăng cường miễn dịch với cúm, “không ai có khả năng miễn dịch” với COVID-19.

Một điểm khác biệt khác là mặc dù cúm có thể lây giữa những người không có bất kỳ biểu hiện gì. Song đối với COVID-19, chỉ 1% các trường hợp được báo cáo hoàn toàn không có hiểu hiện bất thường cho đến khi kiểm tra và phát hiện.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Return to top