Thế giới

WHO nhận định nguyên nhân gây ra số ca mắc gia tăng trở lại ở châu Âu

ClockThứ Tư, 23/03/2022 11:11
Số ca mắc COVID-19 đang trên đà gia tăng tại 18 trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Âu theo cách phân chia của WHO.

Biến thể phụ “tàng hình” khiến số ca nhiễm tăng nhanhWHO: Mối đe dọa Omicron tại Đông Âu vẫn ở mức caoOmicron có thể là hồi kết cho đại dịch ở châu ÂuChâu Âu đối mặt mối đe dọa “đại dịch kép” COVID-19 và cúm mùa kéo dài

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Bochum, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 22/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một số nước châu Âu, trong đó có Đức, Pháp, Italy và Vương quốc Anh đã dỡ bỏ các hạn chế phòng chống dịch COVID-19 một cách quá mạnh tay và do vậy, những nước này đang chứng kiến số ca mắc gia tăng có thể do biến thể phụ BA.2 của Omicron (còn gọi là "Omicron tàng hình").

Phát biểu họp báo, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge đã bày tỏ sự lạc quan song vẫn cảnh giác về tiến triển của dịch bệnh tại châu Âu.

Theo ông, số ca mắc COVID-19 đang trên đà gia tăng tại 18 trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Âu theo cách phân chia của WHO.

Ông nêu rõ: "Những nước chúng tôi ghi nhận sự gia tăng đặc biệt là Vương quốc Anh, Ireland, Hy Lạp, Cyprus, Pháp, Italy và Đức."

Theo ông, nguyên nhân khiến số ca mắc gia tăng có thể là do biến thể Omicron tàng hình dễ lây lan hơn, song không gây nguy hiểm so với những biến thể khác.

Ngoài ra, việc một số nước châu Âu quá mạnh tay trong việc dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch cũng là nguyên nhân gây ra tình hình này.

Theo cơ sở dữ liệu của WHO, số ca mắc mới COVID-19 tại châu Âu đã giảm mạnh so với mức đỉnh ghi nhận vào cuối tháng Một, song hiện đang trên đà gia tăng trở lại kể từ đầu tháng Ba.

Trong 7 ngày qua, hơn 5,1 triệu ca mắc mới và 12.496 ca tử vong do COVID-19 đã được ghi nhận tại khu vực châu Âu theo cách phân chia của WHO, nâng tổng số ca mắc từ đầu mùa dịch đến nay lên gần 194,4 triệu ca và số ca tử vong lên hơn 1,92 triệu ca.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top