Thế giới

Trung Quốc lên kế hoạch cắt giảm khí thải CO2 ở các ngành công nghiệp chủ chốt

ClockThứ Sáu, 31/05/2024 05:45
TTH - Theo kế hoạch vừa được Chính phủ Trung Quốc công bố, nước này đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) của các ngành công nghiệp chủ chốt ở mức tương đương khoảng 1% tổng lượng khí thải quốc gia trong năm 2023, thông qua việc tăng hiệu quả trong mọi hoạt động từ sản xuất thép cho đến vận tải.

Gia tăng áp lực về việc áp thuế đối với lượng khí thải CO2 của ngành vận tải biển toàn cầuHội nghị thượng đỉnh AZEC: Cắt giảm lượng khí thải CO2 là "thách thức chung" đối với châu ÁLượng khí thải CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch năm 2023 sẽ cao kỷ lục

Nhiều khả năng lượng khí thải CO2 của Trung Quốc đã đạt đỉnh vào năm 2023. Ảnh minh họa: Gêty Image 

Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới và là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất toàn cầu, cũng đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế kết hợp với sử dụng năng lượng hiệu quả hơn - một bước đi phù hợp với nỗ lực thúc đẩy “các lực lượng sản xuất mới” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Kế hoạch hành động của chính phủ cho biết, nền kinh tế Trung Quốc sẽ cần giảm 2,5% lượng năng lượng tiêu thụ trên mỗi đơn vị tăng trưởng GDP vào năm 2024. Kế hoạch này đề xuất cần đạt được mục tiêu đó bằng cách thúc đẩy những thay đổi cụ thể trong các ngành công nghiệp, trong đó bao gồm ngành vật liệu xây dựng và hóa dầu.

Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu về cường độ năng lượng (đo lường lượng năng lượng được tiêu thụ và lượng khí thải CO2 thải ra trên một đơn vị tăng trưởng kinh tế) vào năm ngoái. Thực tế, mong muốn cắt giảm lượng khí thải và tiêu thụ năng lượng của nước này thường mâu thuẫn với nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mức sống.

Ông Lauri Myllyvirta, thành viên cấp cao tại Viện Chính sách Xã hội châu Á, cho biết, nhiều khả năng lượng khí thải CO2 của Trung Quốc đã đạt đỉnh vào năm 2023, phản ánh nhu cầu dầu mỏ đang tăng trưởng chậm lại và việc mở rộng sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng gió gia tăng. Mục tiêu chính thức của Trung Quốc vẫn là lượng khí thải CO2 đạt đỉnh trước năm 2030.

Kế hoạch này lặp lại mục tiêu các nguồn năng lượng không hóa thạch sẽ chiếm khoảng 20% tổng lượng năng lượng sử dụng của Trung Quốc vào năm 2025, tăng so với mục tiêu năm nay là khoảng 18,9%.

Cũng theo kế hoạch mới, Trung Quốc sẽ kiểm soát “nghiêm ngặt” việc tiêu thụ than, kiểm soát “hợp lý” việc tiêu thụ xăng dầu và thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu hàng không bền vững.

Đối với khí đốt tự nhiên - loại nhiên liệu mà Trung Quốc coi là cầu nối để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060, kế hoạch kêu gọi nhanh chóng phát triển các nguồn tài nguyên như khí đá phiến và khí metan trong than để tăng nguồn cung trong nước. Chính phủ cũng sẽ ưu tiên sử dụng khí đốt để sưởi ấm cho các hộ gia đình vào mùa đông.

Song song đó, kế hoạch mới đề xuất xây dựng các tổ hợp năng lượng tái tạo quy mô lớn và phát triển năng lượng gió ngoài khơi để các nguồn năng lượng không hóa thạch sẽ chiếm khoảng 39% tổng sản lượng điện vào năm 2025, tăng từ mức 33,9% vào năm 2020.

Kế hoạch cũng cho biết, Chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát việc sản xuất kim loại, bao gồm đồng và nhôm, đồng thời cho phép phát triển sản xuất silicon, lithium và magiê - những nguyên tố được sử dụng trong chất bán dẫn và pin. Đặc biệt, nước này sẽ “phát triển mạnh mẽ” việc tái chế kim loại.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IPO ở châu Âu sẽ được thúc đẩy nhờ việc cắt giảm lãi suất của ECB

Theo Ngân hàng Bank of America (BoA), việc cắt giảm lãi suất mang tính lịch sử của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể là sự thúc đẩy thị trường khu vực đối với các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Điều này đóng vai trò cần thiết để thúc đẩy một loạt các giao dịch trước thời gian tạm lắng thông thường trong mùa hè.

IPO ở châu Âu sẽ được thúc đẩy nhờ việc cắt giảm lãi suất của ECB
OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu mỏ đến năm 2025

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, còn gọi là OPEC+ đã nhất trí gia hạn hầu hết các mức cắt giảm sản lượng dầu mỏ đến năm 2025, vượt dự báo của các chuyên gia, khi nhóm này tìm cách củng cố thị trường trong bối cảnh nhu cầu tăng trưởng yếu, lãi suất cao…

OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu mỏ đến năm 2025
Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Rà soát, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính (TTHC) rườm rà là một trong những mục tiêu trọng tâm của công tác cải cách TTHC, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp (DN).

Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính
Return to top