Thế giới

WMO: Vòng tuần hoàn nước toàn cầu đang “mất cân bằng”

ClockThứ Bảy, 14/10/2023 12:17
TTH - Theo một báo cáo mới của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), chu trình thủy văn đang ngày càng mất cân bằng do biến đổi khí hậu và hoạt động của con người.

WMO cảnh báo kỷ lục thời tiết khắc nghiệt đạt mức cao mớiThời tiết khắc nghiệt thúc đẩy nhu cầu về hành động khí hậu lớn hơnNhiệt độ sẽ tăng cao khi hiện tượng thời tiết El Nino quay trở lạiWMO: Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất hành tinh

Mực nước sông Dương Tử tại Trùng Khánh (Trung Quốc) tụt xuống thấp kỷ lục. Ảnh: Reuters/NLD 

WMO cho biết hạn hán và mưa lớn đang gây thiệt hại nghiêm trọng, trong khi tuyết và sông băng tan làm tăng nguy cơ lũ lụt và gây nguy hiểm cho an ninh nguồn nước lâu dài.

Báo cáo Hiện trạng Tài nguyên Nước Toàn cầu mới nhất của WMO nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu rõ hơn về nguồn tài nguyên nước ngọt và kêu gọi thay đổi chính sách cơ bản thông qua việc tăng cường giám sát, chia sẻ dữ liệu, hợp tác xuyên biên giới và đẩy mạnh đầu tư để quản lý các điều kiện khắc nghiệt một cách hiệu quả.

Vòng tuần hoàn nước bị gián đoạn

Theo WMO, sông băng và lớp băng bao phủ đang tan dần trước mắt chúng ta. Nhiệt độ tăng cao đang đẩy nhanh - và cũng làm gián đoạn - chu trình tuần hoàn nước.

Bầu không khí ấm hơn và độ ẩm cao hơn gây ra các đợt mưa và lũ lụt nghiêm trọng hơn. Và ở thái cực ngược lại, nước bốc hơi nhiều hơn, đất khô hơn và hạn hán trở nên gay gắt hơn, người đứng đầu WMO giải thích.

Dữ liệu từ UN Water cho thấy hiện tại, 3,6 tỷ người không được tiếp cận đủ nước trong ít nhất một tháng mỗi năm và con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 5 tỷ người vào năm 2050.

Các tác giả của báo cáo tin rằng, mặc dù cần nghiên cứu sâu hơn và cần thêm thông tin từ các khu vực như châu Phi, châu Á và Trung Đông, nhưng kết luận được đưa ra trong báo cáo dựa trên dữ liệu từ 273 trạm trên toàn cầu là rất rõ ràng, minh bạch.

Cũng theo báo cáo của WMO, hơn 50% diện tích lưu vực và hồ chứa toàn cầu hiện nay đang có sự sai lệch đáng kể so với điều kiện thông thường, trong đó phần lớn là khô hơn bình thường.

Những bất thường về độ ẩm của đất và sự thoát hơi nước (chuyển nước từ đất vào khí quyển, do bốc hơi hoặc qua thực vật) cũng được ghi nhận trong suốt năm 2022.

Chẳng hạn như ở châu Âu, khu vực này đã trải qua tình trạng thoát hơi nước nhiều hơn và giảm độ ẩm của đất trong mùa hè. Hơn nữa, hạn hán ở đây cũng đặt ra những thách thức đối với các con sông như sông Danube và sông Rhine, thậm chí còn làm gián đoạn hoạt động sản xuất điện hạt nhân ở Pháp do thiếu nước làm mát.

Hạn hán nghiêm trọng cũng ảnh hưởng đến các khu vực rộng lớn khác bao gồm nước Mỹ, khu vực Sừng châu Phi, Trung Đông và lưu vực La Plata ở Nam Mỹ.

Tại châu Á, lưu vực sông Dương Tử ở Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng hạn hán nghiêm trọng, trong khi lưu vực sông Ấn của Pakistan chứng kiến lũ lụt kinh hoàng. Thảm họa đã làm ít nhất 1.700 người thiệt mạng, 33 triệu người bị ảnh hưởng và gần 8 triệu người phải di dời.

Lời kêu gọi hành động 

Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cho biết các sông băng tan chảy, giống như các sông băng ở dãy Alps của Thụy Sĩ đã mất đi 1/10 khối lượng chỉ trong 2 năm qua, đang góp phần gây ra nguy cơ lũ lụt và đe dọa an ninh nước lâu dài cho hàng triệu người.

WMO nhấn mạnh rằng, hơn 70% lượng nước khai thác đang được sử dụng để sản xuất lương thực, do vậy nguồn nước hạn chế sẽ tác động lớn đến an ninh lương thực.

Trước tình hình đó, ông Taalas cho rằng báo cáo này là lời kêu gọi hành động chia sẻ dữ liệu nhiều hơn nhằm tạo ra những cảnh báo sớm, cũng như để có các chính sách quản lý nước tổng thể và được phối hợp tốt hơn – những yếu tố vốn là một phần không thể thiếu của hành động vì khí hậu.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Reuters & UN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Return to top