Thế giới

WTO: Xu hướng toàn cầu mới nổi tái định hình sự phát triển của thế giới

ClockThứ Tư, 11/09/2024 15:18
TTH.VN - Trong một báo cáo quan trọng, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho rằng các xu hướng toàn cầu mới nổi như căng thẳng địa chính trị, cách mạng số và biến đổi khí hậu đang tái định hình bối cảnh phát triển do thương mại dẫn dắt.

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mạiWTO đạt thỏa thuận tạo thuận lợi cho đầu tư vào các nước đang phát triểnThương mại hàng hóa toàn cầu phục hồi nhờ nhu cầu ô tôWTO: Lạm phát, lãi suất cao và xung đột ảnh hưởng đến thương mại toàn cầuTăng trưởng thương mại toàn cầu sẵn sàng phục hồi trong quý III

WTO kêu gọi triển khai phối hợp tốt hơn giữa các tổ chức quốc tế, đẩy mạnh tính toàn diện giữa các nền kinh tế và phát triển trong phạm vi nền kinh tế. Ảnh minh họa: congthuong.vn 

Cụ thể, trong ấn bản năm 2024 của “báo cáo thương mại thế giới”, WTO ước tính rằng các yếu tố toàn cầu như căng thẳng địa chính trị, xung đột khu vực và lệnh trừng phạt thương mại đã có tác động đến nền tảng ổn định của tăng trưởng kinh tế thế giới trong 30 năm qua. Điều này có khả năng dẫn đến sự phân mảnh thương mại.

Mặt khác, biến đổi khí hậu cũng đặt ra những thách thức thậm chí còn lớn hơn ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh rằng các xu hướng toàn cầu này đã mang lại nhiều cơ hội mới. Đơn cử, các nền kinh tế đang phát triển có thể giảm chi phí thương mại thông qua số hóa, chuyển hướng sang tăng trưởng do dịch vụ dẫn đầu hoặc nắm bắt nhu cầu về tài nguyên tái tạo trong quá trình xanh hóa toàn cầu, từ đó đạt được thành quả phát triển.

Báo cáo của WTO đưa ra bằng chứng mạnh mẽ cho thấy, thương mại đã đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp chênh lệch thu nhập giữa các nền kinh tế kể từ khi WTO được thành lập cách đây 30 năm. Trong đó thông tin đáng chú ý nhất là việc tái khẳng định vai trò chuyển đổi của thương mại trong nỗ lực giảm nghèo và tạo ra sự thịnh vượng chung.

Dù vậy, Tổng giám đốc WTO Ngozi OKonjo-Iweala cho biết, bài học lớn mà các nước có thể rút ra là cần phải hành động nhiều hơn nữa để thúc đẩy phát triển thương mại và WTO cũng phải hoạt động tốt hơn để hỗ trợ các nền kinh tế và những người bị bỏ lại phía sau trong 30 năm toàn cầu hóa vừa qua.

Báo cáo lưu ý, trong giai đoạn 1996 - 2021, tỷ trọng thương mại trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng nhanh hơn ở các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình, giúp các nước thu hẹp khoảng cách GDP bình quân đầu người với các nền kinh tế có thu nhập cao.

WTO nhấn mạnh nhu cầu về các chính sách hỗ trợ trong nước như đào tạo nghề, trợ cấp thất nghiệp, giáp dục cho lực lượng lao động có tay nghề cao, cũng như chính sách cạnh tranh để đảm bảo người tiêu dùng được hưởng lợi từ mức giá thấp hơn. Bên cạnh đó cũng phải cải thiện cơ sở hạ tầng đáng tin cậy và đảm bảo thị trường tài chính hoạt động tốt.

Báo cáo của tổ chức kêu gọi cắt giảm chi phí thương mại, thu hẹp khoảng cách số và cập nhật sổ tay hướng dẫn của WTO để tính đến tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại dịch vụ, các lĩnh vực kỹ thuật số và lĩnh vực xanh.

Nhân đây, WTO cũng kêu gọi triển khai phối hợp tốt hơn giữa các tổ chức quốc tế, bởi điều này có thể giúp thúc đẩy hợp tác giữa các chính sách thương mại và chính sách bổ sung, cùng lúc đẩy mạnh tính toàn diện giữa các nền kinh tế.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua Net)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

Bộ trưởng Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), bảo đảm nguyên tắc linh hoạt, mở để phát triển nhưng phải quản lý được, kiểm soát được.

Sửa Luật Đầu tư công Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ
Return to top