Thể thao

Taekwondo & hành trình “đãi cát, tìm vàng”

ClockChủ Nhật, 06/08/2023 06:39
TTH - Đang có dấu hiệu chững lại so với những năm 2017 - 2019. Đã đến lúc, Taekwondo Thừa Thiên Huế cần thay đổi để vươn lên.

Chờ bứt phá từ môn lặn, taekwondo, wushuHy vọng cho TaekwondoCác VĐV Taekwondo Huế giành vị trí thứ Ba toàn đoànKhai mạc Giải Taekwondo học sinh, sinh viên toàn quốc lần thứ I năm 2023Cơ hội tìm kiếm tài năng cho TaekwondoTaekwondo Huế tạo đà mới từ lớp trẻ

leftcenterrightdel
Vận động viên Thừa Thiên Huế nhận huy chương ở Giải Vô địch Taekwondo các lứa tuổi trẻ quốc gia - CJ 2023 

Tín hiệu vui từ giải trẻ

Mới đây, Giải Vô địch Taekwondo các lứa tuổi trẻ quốc gia - CJ 2023 diễn ra tại Hà Nội (từ ngày 9 đến 13/7). Vượt qua những khó khăn, đội tuyển Taekwondo trẻ Thừa Thiên Huế tham dự giải đấu với 1 HLV, 6 VĐV trẻ và 4 VĐV dự tuyển từ kinh phí xã hội hóa, gồm 9 nội dung thi đấu cá nhân, 1 nội dung quyền và 1 nội dung đồng đội. Kết quả, đội tuyển Taekwondo trẻ Thừa Thiên Huế giành được 5 huy chương. Hồ Thị Thanh Thảo (lứa tuổi 14, hạng trên 59kg) và Trần Thị Ni (lứa tuổi trên 17, hạng 49kg) cùng đạt HCB. Nguyễn Thị Yên (lứa tuổi dưới 17, hạng 55kg) và Võ Thiên Kim (lứa tuổi trên 17, nội dung quyền) cùng đạt HCĐ. Ngoài ra, đồng đội nam nữ U17 gồm Lê Thị Hồng Phượng, Nguyễn Thị Huỳnh Sương, Lê Trần Tuấn Kiệt và Nguyễn Đức Huy đóng góp thêm 1 HCĐ vào thành tích chung của Huế tại giải đấu này.

leftcenterrightdel
Những gương mặt nữ trẻ được xem là nòng cốt của bộ môn trong một hai năm tới 

Theo ông Nguyễn Văn Pháp, HLV đội tuyển Taekwondo Thừa Thiên Huế, tuy không giành được HCV, nhưng đây là giải đấu thành công của đội trẻ trong bối cảnh các em ít được tham dự các giải đấu, điều kiện tập luyện thiếu thốn, thiếu dụng cụ và thiếu giáp điện tử. Giải Vô địch Taekwondo các lứa tuổi trẻ quốc gia - CJ 2023 có quy mô rất lớn, với sự tham gia của hơn 1.000 vận động viên, huấn luyện viên đến từ 47 đội tuyển trong cả nước. Trong số số đó, có những VĐV tên tuổi đến từ các địa phương có phong trào mạnh, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương.

Được biết, những VĐV xuất sắc tại giải năm nay sẽ được tuyển chọn vào đội tuyển trẻ quốc gia tham dự các giải đấu quốc tế sắp tới như Giải Vô địch trẻ và thiếu niên châu Á tại Beirut, Lebanon vào tháng 9; sẵn sàng bổ sung lực lượng của đội tuyển quốc gia. Năm 2023, Taekwondo Việt Nam tiếp tục hướng tới hai mục tiêu quan trọng nhất là tranh tài tại Đại hội Thể thao châu Á - ASIAD 2023 tại Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng 9, cũng như giành tấm vé tham dự Thế vận hội mùa hè - Olympic Paris 2024.

Bổ sung đội ngũ

Năm 2016, tại Giải Vô địch Taekwondo các lứa tuổi trẻ toàn quốc, tuyển Taekwondo Thừa Thiên Huế giành được 8 huy chương (có 1 HCV). Với tấm HCV ở hạng cân 63kg nữ, VĐV Đỗ Thị Thanh Ngân lọt vào danh sách VĐV tham dự Giải Vô địch Taekwondo trẻ thế giới. Taekwondo Thừa Thiên Huế tiếp tục tạo được nhiều dấu ấn khi năm 2017, giành 2 HCV Giải Vô địch Đông Nam Á; 7 HCV tại các giải trẻ toàn quốc, giải Cúp toàn quốc và giải vô địch quốc gia. Tại Giải Đông Nam Á mở rộng năm 2018, Taekwondo Thừa Thiên Huế giành 1 HCV. Cũng trong năm này, Taekwondo Thừa Thiên Huế có thêm 9 HCV và năm 2019, tiếp tục giành 4 HCV tại giải trẻ toàn quốc, giải Cúp toàn quốc và giải vô địch quốc gia.

Do dịch bệnh COVID-19 cùng nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, Taekwondo Thừa Thiên Huế gần đây có dấu hiệu chững lại về thành tích. Năm 2022, bộ môn chỉ tham gia 3 giải và thành tích chưa thật sự ấn tượng. Ở Giải Vô địch các câu lạc bộ toàn quốc, Taekwondo Huế chỉ giành 1 HCV. Còn giải vô địch trẻ, chỉ gặt hái 3 HCĐ. Bước tới Đại hội Thể thao toàn quốc với hy vọng vàng, nhưng đáng tiếc, Taekwondo Cố đô chỉ giành được 1 HCĐ cá nhân và 1 HCĐ đồng đội.

Ông Nguyễn Văn Pháp chia sẻ, trong bối cảnh khó khăn đó, Hồ Thị Thanh Thảo, Trần Thị Ni, Nguyễn Thị Yên hay Võ Thiên Kim được xem là những gương mặt trẻ đầy hứa hẹn của Taekwondo Huế. Trần Thị Ni là một trong 9 VĐV được chọn tham gia tranh tài tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc 2023. Ni có thể hình tốt, sải chân dài thích hợp cho lối đánh tầm xa và đặc biệt là tâm lý thi đấu vững vàng. Em được xem là VĐV nòng cốt của bộ môn trong một hai năm tới.

Mục tiêu lâu dài

Trở lại với Giải Vô địch Taekwondo các lứa tuổi trẻ quốc gia - CJ 2023. Đáng chú ý, các VĐV tranh tài ở hai lứa tuổi 15 - 17 và 18 - 20 ở giải đấu này áp dụng hình thức tính điểm bằng giáp điện tử tương tự các giải đấu quốc tế hiện hành để giúp các VĐV được cọ sát gần, quen với điều kiện thi đấu tiêu chuẩn. Theo các HLV của bộ môn ở Thừa Thiên Huế, điều kiện tập luyện hạn chế, trong đó có những thiếu thốn về cơ sở vật chất, các phương tiện thi đấu hiện đại như giáp điện tử cùng sự đầu tư về nhiều mặt đã ảnh hưởng đến phong độ, hiệu quả tập luyện và thi đấu của VĐV.

Khó khăn về sự đầu tư đang chờ đợi việc tháo gỡ từ ngành thể thao tỉnh nhà. Còn việc đặt ra những chiến lược để Taekwondo Thừa Thiên Huế trở lại phong độ là trách nhiệm đặt lên vai ban huấn luyện bộ môn này. Hướng tập trung cho lớp trẻ để tạo thế hệ kế cận là phù hợp, nhưng cần phải có cách làm hiệu quả, lâu dài gắn với việc rút kinh nghiệm từ những giai đoạn đã qua.

Không quá bất ngờ khi Taekwondo được Thừa Thiên Huế chọn làm môn thể thao trọng điểm nhóm 1 tập trung đầu tư trong giai 2021 - 2025, cùng với vật, điền kinh, cờ vua, karatedo, bơi - lặn. Một khảo sát cho thấy, toàn tỉnh có đến 30 câu lạc bộ Taekwondo phát triển rộng khắp tại 9 huyện, thị, thành phố và các ban ngành, thu hút hơn 1.000 võ sinh đăng ký tập luyện thường xuyên. Thừa Thiên Huế cũng là một điểm đến của nhiều giải đấu Taekwondo. Thiết nghĩ, đó được xem là tiền đề mang tính căn bản để xây dựng, phát triển và nâng tầm Taekwondo Thừa Thiên Huế.

Bài, ảnh: Bá Trí - Văn Pháp
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu

Kiệu Hương Chữ (TX. Hương Trà) từ lâu nổi tiếng là giống kiệu củ nhỏ, giòn, cay, thơm nồng nhưng không hăng rất đặc trưng mà các vùng khác không có được. Dẫu vậy, với nhiều yếu tố, giống kiệu quý đang gần như biến mất trên vùng đất này.

Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu
Return to top