Thể thao trong nước

Bơi ra biển lớn

ClockChủ Nhật, 30/09/2018 07:43
TTH - Đã có không ít cầu thủ ra nước ngoài nhưng nhìn chung cầu thủ Việt đều thi đấu ở các giải “thường thường bậc trung” và chủ yếu trong khu vực châu Á.

U23 Việt Nam tái ngộ U23 Syria ở tứ kết ASIADU23 Palestine mang đội hình mạnh đấu U23 Việt NamHLV Lê Thuỵ Hải: “Hãy tin vào HLV Park Hang Seo”

Nếu được “bơi ra biển lớn”, các cầu thủ U23 Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Ảnh: Internet

Dù được đánh giá cao nhưng Quang Hải chỉ thực sự được chú ý ở giải U23 châu Á, giải đấu mà tiền vệ của CLB Hà Nội ghi 5 bàn (chỉ kém vua phá lưới 1 bàn) chứng minh được tầm ảnh hưởng lớn và có những siêu phẩm tuyệt đẹp. Tới Asiad 2018, Quang Hải không nổi bật bằng nhưng vẫn chứng tỏ tài năng. Lọt vào đội hình tiêu biểu giải đấu do tờ Fox Sports bình chọn, Quang Hải được nhiều CLB nước ngoài danh tiếng quan tâm.

Trong lịch sử bóng đá nước nhà, Lê Huỳnh Đức được xem là mở đầu cho việc xuất ngoại thi đấu của cầu thủ Việt. Năm 2001, Đức sang Trung Quốc chơi cho CLB Chongquin Lifan. Sau Lê Huỳnh Đức là khá nhiều tên tuổi, trong đó đáng kể có trường hợp của Lê Công Vinh hiếm hoi với 2 lần xuất ngoại, một lần qua Bồ Đào Nha thông qua thầy Calisto và lần khác thi đấu cho CLB Consodale Sapporo của Nhật Bản. Gần đây là Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh…

Mới đây, Thái Lan đã có cầu thủ đầu tiên được ra sân thi đấu ở giải La Liga (Tây Ban Nha). Đó là trường hợp của Teerasil Dangda khoác áo Almeria. Không phải là tên tuổi hàng đầu Đông Nam Á như Thái Lan nhưng Philippines cùng đã có cầu thủ đầu tiên thi đấu ở giải Ngoại hạng Anh. Sau khi thi đấu rất thành công ở giải Hạng Nhất Anh, thủ môn Neil Etheridge cùng CLB Cardiff City mới thăng hạng. Người Việt đang rất mong đợi nhưng xem chừng còn lâu nữa mới có được cầu thủ ra quân trong đội hình một câu lạc bộ thuộc giải đấu quốc gia hàng đầu kia.

Đã có không ít cầu thủ ra nước ngoài nhưng nhìn chung cầu thủ Việt đều thi đấu ở các giải “thường thường bậc trung” và chủ yếu trong khu vực châu Á. Thời gian thi đấu ở nước ngoài ngắn, chủ yếu là trải nghiệm và thất bại. Bình luận về Xuân Trường ở Gangwon (Hàn Quốc), HLV Nguyễn Thành Vinh cho rằng thất bại bởi thua kém đồng đội ở đẳng cấp. Còn cựu HLV đội tuyển Việt Nam, Alfred Riedl thì dự báo, ngoài yếu tố kỹ thuật, Quang Hải cũng như nhiều cầu thủ Việt Nam sẽ gặp khó khăn về thể chất khi sang thi đấu ở Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Quang Hải là cái tên hiếm hoi đã vượt khỏi biên giới Việt Nam và được nhiều tờ báo nước ngoài đánh giá là một trong những tài năng trẻ sáng giá nhất ở châu Á. Nếu theo góc nhìn tích cực, việc “bơi ra biển lớn” là điều tốt cho Quang Hải cũng như bất kỳ cầu thủ nào ở Việt Nam. Ở đó, họ có thể tiếp thu những tinh hoa từ những nền bóng đá ở đẳng cấp cao hơn. Vấn đề là ở chỗ, các danh thủ Việt cần trang bị hành trang đủ tốt để tránh bị chết yểu giữa muôn ngàn sóng gió.

Chiến thắng của U23 Việt Nam ở 2 giải đấu châu lục trong năm 2018 đã khiến cho cái nhìn về cầu thủ Việt thay đổi. Trên FOX Sports, bình luận viên John Duerden cho rằng nhiều cầu thủ U.23 VN cần ra nước ngoài thi đấu. Ông Duerden nhận định: “Chơi cho các CLB lớn ở châu Á, các cầu thủ U.23 Việt Nam nay sẽ có cơ hội thể hiện mình, nhất là ở đấu trường AFC Champions League. Điều này giúp nâng thêm giá trị của họ, và hoàn toàn có lợi cho đội tuyển Quốc gia Việt Nam. Các cầu thủ U.23 Việt Nam nay đã có đủ sự tự tin, bản lĩnh và đẳng cấp đã chứng minh, cơ hội thành công của họ vì thế cũng sẽ lớn hơn nhiều so với trước đây”.

Bóng đá Việt Nam đang trên đà phát triển. Trong bối cảnh ấy, một yêu cầu thiết yếu là cần phải có cầu thủ sang những nền bóng đá phát triển cao hơn để thi đấu. Bởi lẽ đó, chúng ta cũng cần quen với việc các câu lạc bộ nước ngoài chú ý tới cầu thủ Việt Nam. Ở chiều ngược lại, các cầu thủ Việt Nam cũng cần quen với việc ra nước ngoài thi đấu. Đó là điều kiện cần của nền bóng đá đang phát triển (trừ khi giải VĐQG phát triển vượt bậc như giải Ngoại hạng Anh).

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top