Thể thao

Võ đường trong trường học

ClockChủ Nhật, 12/01/2020 09:58
TTH - Trải qua hàng chục năm hình thành và phát triển, Nghĩa Dũng Karate-do giờ đã có mặt nhiều nơi trên thế giới với hàng trăm phân đường cùng hàng ngàn võ sinh. Ở Huế, môn võ này đã phát triển trong các trường đại học, trở thành điểm đến của hàng ngàn sinh viên sau những giờ học căng thẳng.

Như một hình ảnh đẹp...Tặng sách cho võ đường Nghĩa Dũng Karate-Do400 VĐV tham gia giải Karate-do Nghĩa Dũng mở rộng32 tỉnh, thành tham dự giải Nghĩa Dũng Karate – Do mở rộng lần thứ I, năm 2010

CLB Karate - do Nghĩa Dũng có rất nhiều sinh viên đăng ký tham gia tập luyện. Ảnh: TLP

Những ngày nắng ấm giữa mùa đông, hơn 300 võ sinh của CLB Karate-do Nghĩa Dũng ở Trường đại học Y dược, Đại học Huế thỏai mái luyện tập những đường quyền theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên. Tiếng hô kiai theo từng bước chân di chuyển cùng đường quyền vang cả một khoảng không gian rộng lớn.

Thành lập từ nhiều năm về trước, CLB Karate-do Nghĩa Dũng không chỉ là một sân chơi rèn luyện võ thuật, mà còn là nơi để giải tỏa áp lực, mệt mỏi sau những giờ học của các bác sĩ, điều dưỡng trong tương lai. Trong bộ võ phục trắng, nhiều võ sinh của câu lạc bộ chia sẻ, ban đầu chỉ có ý định tham gia giải để rèn luyện sức khỏe và tìm chút niềm vui sau những giờ học căng thẳng. Vì thế, sau buổi chiều khi giờ học kết thúc, vừa cởi chiếc áo blouse trắng liền thay vào bộ đồ võ phục cùng có màu tương tự để kịp lên sân trường luyện tập. Và khi đến luyện tập rồi thì càng ngày càng đam mê. “Học võ không chỉ ở những đường quyền, những tư thế tự vệ mà còn học được phẩm chất, đạo đức và rèn luyện tính kiên nhẫn cho bản thân” – võ sinh Vi Thị Nga (sinh viên Trường đại học Y dược, Đại học Huế) chia sẻ.

Nga kể thêm, những ngày đầu khi đến với câu lạc bộ chỉ ngồi quan sát là chính. Tự nhận mình là người hơi rụt rè và có phần bướng bỉnh, nên mong muốn được thông qua môn võ này để “kìm hãm” những điểm xấu này. Sau hơn một năm say sưa tập luyện với những đòn thế Karate-do phức tạp và đẹp mắt đã giúp Nga trở nên mạnh dạn, tự tin. “Chính môn võ này đã giúp mình có thêm năng lượng, cân bằng được việc học, và sinh hoạt hàng ngày, thành ra cứ đến buổi tập mà không ra sân sẽ cảm thấy vô cùng bứt rứt”, Nga nói.

Một buổi luyện tập của các võ sinh CLB Karate - do Nghĩa Dũng Trường đại học Y dược, Đại học Huế. Ảnh: TLP

Là huấn luyện trực tiếp cho các võ sinh ở đây, võ sư kiêm huấn luyện viên trưởng của CLB Hồ Đăng Quốc Hùng cho biết, hiện nay có 300 võ sinh là sinh viên của trường đăng ký tham gia tập luyện. Bên cạnh việc giải tỏa căng thẳng sau mỗi giờ học, giúp đầu óc các em có những giây phút thư giãn, CLB còn hướng đến rèn luyện tinh thần, thói quen trong mỗi người như làm việc đúng giờ, xây dựng kế hoạch công việc khoa học, quyết đoán hơn. “Lúc đầu các em không biết nhiều về CLB, nhưng thông qua nhiều kênh, các em đã tìm đến và cảm nhận rằng cần phải đến. Đến không phải cho vui, mà có mục đích rõ ràng đó là rèn luyện võ học, rèn luyện bản thân, tinh thần…”, võ sư Hùng chia sẻ.

Không riêng ở Trường đại học Y dược, Đại học Huế mà môn võ này đã được lan tỏa, và trở thành một sân chơi ý nghĩa ở nhiều trường đại học, thu hút rất nhiều sinh viên tham gia luyện tập. Đến nay, Karate-do Nghĩa Dũng đã có mặt ở một số trường, như Khoa Giáo dục thể chất, Trường đại học Ngoại ngữ, đại học Sư phạm (Đại học Huế), đại học Phú Xuân… với hàng ngàn võ sinh là sinh viên.

Võ sư Nguyễn Dũng Minh, Giám đốc kỹ thuật Võ đường Karate-do Nghĩa Dũng cho biết, những CLB của võ đường được thành lập ở các trường đại học thường thông qua Đoàn, Hội Sinh viên hoặc ban giám hiệu từng trường. Những năm trở lại đây, phong trào tập luyện võ nói chung và Karate-do trong trường học phát triển rất mạnh, điều này cho thấy tín hiệu vui là các sinh viên quan tâm và thấy được vai trò quan trọng trong việc rèn luyện thể chất.

Quyền cước hay những buổi tập đấu đối kháng là những nội dung trong môn võ này mà hầu hết các võ sinh phải trải qua. Tuy nhiên, mục đích của Karate-do Nghĩa Dũng là hướng các em võ sinh có được sức khỏe, kỹ năng tự vệ, ứng xử trong cuộc sống, để rèn luyện đạo đức, phẩm chất cho các em. “Chính những giá trị đó mà việc các em tích cực tham gia rèn luyện môn võ này ngày càng đông. Nhiều em sau khi tốt nghiệp dù đi học tiếp, hay đi làm xa vẫn có thể rèn luyện tiếp ở những CLB, phân đường có mặt ở khắp nơi”, võ sư Minh nhấn mạnh.

NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được đề cập tại Kết luận số 91- KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành giáo dục. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả sẽ gặp không ít khó khăn.

Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1: Áp lực từ trường học

Tại Thừa Thiên Huế, nhiều trường học đang hướng đến xây dựng một môi trường giáo dục lý tưởng khi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp.

Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1 Áp lực từ trường học
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Return to top