Thể thao

Vovinam, môn võ quốc hồn Việt Nam khẳng định vị thế

ClockThứ Năm, 11/05/2023 09:09
TTH.VN - Môn võ Vovinam hoàn tất kết quả thi đấu tại SEA Games 32 với 7 HCV, 13 HCB và 1 HCĐ, qua đó xếp nhì toàn đoàn sau chủ nhà Campuchia.

Kun Bokator Việt Nam “chọc giận” chủ nhàLịch thi đấu của Việt Nam ở SEA Games 32 ngày 10/5: "Mưa Vàng" môn võKarate Việt Nam thắng to

leftcenterrightdel
 Vovinam, môn võ quốc hồn quốc túy Việt Nam khẳng định vị thế tại SEA Games 32

Trong ngày cuối tranh tài môn Vovinam. Các võ sỹ Lâm Thị Thùy Mỵ, Lê Toàn Trung, Đoàn Hoàng Thâm, Lâm Trí Linh đã thi đấu ấn tượng để giành điểm số 454 ở nội dung Đa luyện vũ khí Nữ (một nữ đấu tay không 3 nam có vũ khí). Thành tích này giúp đội tuyển Vovinam Việt Nam thắng áp đảo trước các đối thủ Indonesia và chủ nhà Campuchia để giành HCV. Đây là tấm HCV thứ 6 mà Vovinam Việt Nam giành được tại SEA Games 32.

Vovinam còn có HCV ở bài biểu diễn Đa luyện vũ khí nam với các võ sĩ Lê Đức Duy, Nguyễn Hoàng Tân, Mai Đình Chiến, Lê Phi Bảo, Huỳnh Khắc Nguyên sau khi được tổng 273 điểm, vượt qua các đội của Campuchia và Lào. Đây cũng là tấm HCV cuối cùng để chúng ta hoàn thành chỉ tiêu 7 HCV như đã đề ra trước khi dự Đại hội. Cũng sáng 9/5, Vovinam còn giành thêm 1 HCB của hai võ sỹ Lâm Thị Lời và Nguyễn Thị Tuyết Mai ở nội dung song luyện kiếm nữ.

Trước đó, 5 HCV mà Vovinam Việt Nam có được thuộc về Lê Thị Hiền, Nguyễn Thanh Liêm, Đỗ Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoài Nương - Nguyễn Hoàng Dũ và Bùi Thị Thảo Ngân. Vận động viên Lê Thị Hiền đã xuất sắc đánh bại đối thủ Lào Alisa Panyasyli 7-0 ở chung kết để giành HCV. Đây là tấm HCV đầu tiên của tuyển Vovinam Việt Nam và tấm HCV chính thức thứ 3 của đoàn Việt Nam.

Tiếp nối Lê Thị Hiền, Nguyễn Thanh Liêm đã xuất sắc giành HCV sau khi thắng áp đảo 9-1 trước vận động viên Emmanuel Dailay Cantores (Philippines) ở chung kết đối kháng hạng 60kg nam. Trong khi đó, Đỗ Phương Thảo giành HCV đối kháng hạng cân 60kg nữ, sau khi đánh bại đối thủ người Thái Lan Kesinee Tabtrai 8-5 trong trận chung kết. Nguyễn Thị Hoài Nương và Nguyễn Hoàng Dũ đã mang về cho đội tuyển Vovinam Việt Nam thêm 1 tấm HCV ở nội dung tự vệ nữ.

Vovinam là võ Việt Nam do ông Nguyễn Lộc sáng lập năm 1936, để dạy cho dân với mục đích đánh bại quân Pháp. Môn võ này dựa trên vật cổ truyền Việt Nam, tích hợp tinh hoa võ thuật Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Vovinam tại SEA Games chủ yếu gồm các nội dung biểu diễn một, hai, bốn hoặc sáu người với tay không hoặc vũ khí khác nhau, có thể kết hợp nam và nữ. Trong đối kháng, võ sĩ mặc giáp bảo hộ điện tử, kết hợp đấm, đá hoặc quật ngã đối thủ.

SEA Games 31 có lẽ là cột mốc lịch sử để môn võ Việt có thể khẳng định mình và vươn tầm mạnh mẽ khi tổ chức ngay tại sân nhà. Tại SEA Games 31, Vovinam có 15 nội dung, Việt Nam đứng đầu với sáu HCV. Campuchia 3 HCV, Myanmar 3 HCV, Lào 2 HCV và Indonesia giành 1 HCV. Vovinam là một trong những môn có nhiều bộ huy chương nhất tại SEA Games 32 khi Campuchia tổ chức đến 29 nội dung. Điều đó đã bắt đầu cho thấy sự lớn mạnh của môn võ quốc hồn quốc túy của Việt Nam.

Không phải ngẫu nhiên mà Vovinam tại SEA Games 32 có rất nhiều nội dung, đứng sau 3 môn Olympic là điền kinh (47), bơi (40), vật (30). Lý do đầu tiên là sức sống của Vovinam đã ngày càng mạnh mẽ được nhiều nước trong khu vực tập luyện và tham gia tranh tài. Tính từ SEA Games 2011 khi Vovinam xuất hiện lần đầu tại Indonesia với 14 nội dung, rồi năm 2013 tại Myanmar với 18 nội dung, lần thứ 3 tại Hà Nội năm rồi với 15 nội dung thì đến SEA Games 32, chủ nhà Campuchia tổ chức gấp đôi số nội dung thi đấu.

Vị thứ thứ 2 SEA Games 32 có thể khiến nhiều người không hài lòng nhưng lại cho thấy chiến lược đúng đắn của Việt Nam khi chấp nhận không thâu tóm huy chương bằng mọi giá. Vovinam là thế mạnh của người Việt cũng như Pencak silat của Indonesia, Muay của Thái Lan hay võ gậy arnis của Philippines. Nếu những quốc gia sản sinh ra các môn võ này cứ thế mà thâu tóm thành tích tại bất kỳ đại hội nào thì sẽ không bao giờ có nhiều quốc gia khác tham gia. Vovinam trong giai đoạn đầu mở cửa cần tìm “đồng minh” và tốt nhất là khích lệ nhiều quốc gia tranh tài ở các nội dung biểu diễn.

Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa Vovinam

Vovinam là môn võ sáng tạo bởi người Việt Nam, mang đậm nét Việt và tinh thần đặc trưng của người Việt. Tuy còn khá non trẻ, nhưng sắc màu xanh dương Vovinam đang được đón nhận và lan tỏa rộng khắp ở Thừa Thiên Huế.

Lan tỏa Vovinam
Bất ngờ từ Vovinam

Ngay sau khi thành lập vào đầu năm 2023, đội tuyển Vovinam Thừa Thiên Huế đã tạo nên bất ngờ và là một luồng gió mới của Vovinam Việt Nam tại Giải vô địch Vovinam toàn quốc lần thứ 29.

Bất ngờ từ Vovinam
Khác biệt

Sau trải nghiệm không thực sự ấn tượng cùng đội tuyển U22 tại SEA Games 32, ngày 15/6, ông Philippe sẽ có trận ra mắt cùng đội tuyển Quốc gia trên sân Lạch Tray (Hải Phòng) trong trận đấu gặp tuyển Hồng Kông (Trung Quốc) và sau đó, đúng 5 ngày là trận đấu gặp đội tuyển Syria ngày 20/6 tại sân Thiên Trường (Nam Định).

Khác biệt
Săn tìm tài năng

Tấm huy chương đồng tại SEA Games 32 được xem là một khởi đầu không vui của HLV Philippe Troussier. Và, có thể thấy rõ khát khao đổi thay để nhanh chóng có được thành công của ông thầy người Pháp trong danh sách triệu tập đội tuyển Quốc gia và U23 Quốc gia do chính ông tuyển lựa vừa được công bố mới đây.

Săn tìm tài năng
Tuyển thủ U22 & nỗi lo “mài đũng quần”

Trong 20 cầu thủ U22 Việt Nam tham dự SEA Games 32, có 15 cái tên đang chơi ở bóng V.League 1, còn lại là V. League 2. Trước SEA Games 32, nhiều đội bóng có ưu ái với các cầu thủ U22, nhưng khi giải đấu khép lại với kết quả không như mong đợi, học trò của ông Philippe Troussier trở lại với thực tế phũ phàng: Khó cạnh tranh vị trí ở CLB chủ quản.

Tuyển thủ U22  nỗi lo “mài đũng quần”
Return to top