ClockThứ Bảy, 26/12/2020 20:24

Thơ ca tôn vinh văn hóa di sản

TTH.VN - Chiều 26/12, Hội thơ Hương Giang tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai các nhiệm vụ năm 2021.

Hội thơ Hương Giang kỷ niệm 40 năm thành lậpLan tỏa tình yêu với thi caChiều thơ mừng Tết Độc lậpTha thiết với “Dòng sông thơ”

Hội viên Hội thơ Hương Giang ngâm diễn, giao lưu thơ

Năm 2020, những biến động do đại dịch COVID-19 và thiên tai ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Hội thơ Hương Giang nhưng hội vẫn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa. Các hội viên đã sáng tác nhiều bài thơ động viên chiến dịch phòng chống dịch bệnh COVID-19, chia sẻ niềm đau, nỗi khổ của Nhân dân trong thiên tai, bão lũ.

Nhiều hoạt động thơ bám sát các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, hướng theo chủ đề ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu, thể hiện niềm tin sâu sắc vào Đảng, lòng tự hào về dân tộc và tôn vinh giá trị văn hóa, nét đẹp của Cố đô Huế; thể hiện tiếng lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha, góp phần hâm nóng khí thế cách mạng hào hùng.

Năm nay, hội cũng đã xuất bản tuyển tập thơ 40 năm với sự góp mặt của 102 tác giả; mở rộng, phát triển thêm hai chi hội thơ Phong Điền và chi hội thơ Phú Vang, nâng tổng số hội viên hiện nay là 107 hội viên.

Hướng đến các hoạt động trong năm 2021, Hội thơ Hương Giang tiếp tục nâng cao chất lượng sáng tác, tổ chức các chương trình giao lưu, ngâm diễn thơ nhằm tôn vinh giá trị văn hóa di sản và nét đẹp của Huế. Hội sẽ tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu, các hoạt động giao lưu thơ mừng ngày sinh của Bác Hồ, chào mừng Quốc khánh 2/9 và xuất bản tập thơ mới cuối năm 2021, chào mừng đại hội nhiệm kỳ IV (2022-2027).

Tin, ảnh: Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Return to top