Thoả thuận quân sự Mỹ-Philippines có thể bị trì hoãn
TTH.VN - Một thỏa thuận quân sự giữa Mỹ và Philippines giúp chống lại sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông vẫn chưa được thực hiện hơn 1 năm sau khi được ký kết, và giờ đây có thể lại phải đối mặt với một rào cản chính trị mới ở Manila
Thỏa thuận này cho phép quân đội Mỹ có sự hiện diện quân sự rộng lớn hơn tại các căn cứ quân sự địa phương của Philippines và chấp thuận cho quân đội Mỹ xây dựng các cơ sở để lưu trữ nhiên liệu và các thiết bị an ninh hàng hải, nhưng đã bị đóng băng sau khi các chính trị gia cánh tả và các đối thủ khác không thừa nhận tính hợp hiến của Tòa án tối cao Philippines năm ngoái.
Tòa án dự kiến sẽ đưa ra quyết định trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Manila để tham dự một hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 11 tới. Thỏa thuận này được gọi là Hiệp định Hợp tác Quốc phòng nâng cao (EDCA), đã được ký kết nhân chuyến công du của Tổng thống Obama đến Manila hồi tháng 4 năm 2014.
![]() |
Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay với Tổng thống Philippines Benigno Aquino sau một cuộc họp báo chung tại dinh tổng thống Malacañang ở Manila ngày 28/4/2014 - Ảnh: Reuters. |
13 thượng nghị sĩ trong thượng viện gồm 24 thành viên của Philippines đã ký một dự thảo nhấn mạnh việc thượng viện cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thỏa thuận này trước khi nó có hiệu lực. Thượng viện đã phê chuẩn các hiệp định quốc phòng của Philippines trước đó, bao gồm cả một hiệp ước an ninh trong nhiều thập niên với Hoa Kỳ.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói rằng, EDCA chỉ cần được chấp thuận thi hành vì đó là phần bổ sung cho thỏa thuận an ninh hiện có.
Trong một diễn biến khác, các thượng nghị sĩ Philippines nói rằng họ cũng muốn xem lại một thỏa thuận để đàm phán với Tokyo về việc cho phép máy bay quân sự và tàu hải quân Nhật Bản sử dụng các căn cứ ở Philippines để tiếp nhiên liệu.
Tố Quyên (lược dịch từ Reuters & CNA)
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (04/02)
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm (04/02)
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng (04/02)
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar (04/02)
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam (03/02)
- Hongkong ưu đãi 500.000 vé máy bay miễn phí cho du khách nước ngoài (03/02)
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp (03/02)
- Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV (03/02)
-
Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Hongkong ưu đãi 500.000 vé máy bay miễn phí cho du khách nước ngoài
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp
- Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN
-
Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- Lạm phát Mỹ hạ nhiệt ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào?
- New Zealand: Thiệt hại lên đến hàng triệu USD do lũ lụt gây ra ở Auckland