ClockThứ Ba, 20/09/2016 13:26

Tiếp sức cho hội viên

TTH - Bản tính chăm chỉ cần cù, lại được “tiếp sức” nhiều hội viên phụ nữ đã vươn lên làm giàu chính đáng.

Mô hình nuôi cá lồng của hội viên phụ nữ Quảng Điền

Vượt lên chính mình

Trong khuôn viên nhà chị Đặng Thị Thùy Trâm ở thôn Phú Ngạn, xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền), thanh âm những chiếc máy may vang lên rộn ràng. Vừa may chị Trâm vừa hướng dẫn cho 4 học viên đang học nghề. Trước đây gia đình chị thuộc diện hộ nghèo. Khi Chi hội phụ nữ thôn mở lớp dạy nghề may, chị đi học. Có nghề trong tay, chị xin làm thợ trong các tiệm may. Tay nghề được nâng cao, chị Trâm bắt đầu những bước đi vững vàng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, làm chủ. “Tôi vay vốn mua hai chiếc máy may, sau đó đến chợ Đông Ba nhận hàng về gia công. Ban đầu, người ta chưa tin nên giao rất ít. Thấy tôi luôn đúng hẹn, sản phẩm đảm bảo chất lượng nên đối tác tin tưởng giao số lượng hàng lớn…” - chị kể. Làm ăn có uy tín, nhiều bạn hàng hợp tác, nên chị dần phát triển lên 14 máy may. Hiện nay, chị đang tạo việc làm thường xuyên cho 12 hội viên phụ nữ với mức thu nhập trung bình từ 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng. Sắp tới, chị sẽ mở rộng nhà xưởng, giúp thêm nhiều chị em có cơ hội việc làm.

Đến thôn Thanh Lam Bồ, xã Vinh Thái (huyện Phú Vang), hỏi nhà chị Trần Thị Bướm, ai cũng tận tình chỉ dẫn. Nữ chủ nhân ngôi nhà khang trang đón khách bằng nụ cười thân thiện. Chị Bướm tâm sự: “Trước, đối với gia đình tui, ngôi nhà này là niềm mơ ước. Với 6 sào đất nông nghiệp, xoay xở lắm, cả nhà cũng chỉ đủ ăn. Nhận thấy ngay tại địa phương, nhiều hộ làm nông nghiệp kết hợp chăn nuôi, nhưng không có vốn tích trữ lúa, đến lúc giá lúa cao, vật nuôi không có thức ăn, lâm vào bế tắc. Nếu kinh doanh mặt hàng này, chắc chắn lãi. Nghĩ là làm vợ chồng tui vạch kế hoạch kinh doanh kỹ lưỡng, rồi mạnh dạn huy động vốn từ người thân bạn bè…” Việc kinh doanh của vợ chồng chị Bướm ngày càng mở rộng. Chị còn đầu tư mua thêm máy xay xát gạo bán, mở đại lý phân phối thức ăn gia cầm cho các hộ chăn nuôi. Mỗi năm, gia đình chị Bướm thu lãi khoảng trên 300 triệu đồng. Năm 2013, chị Bướm đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tuyên dương điển hình làm kinh tế giỏi.

Không chỉ ở miền xuôi, phụ nữ miền núi cũng tích cực tham gia phát triển kinh tế. Chị Nguyễn Thị Phôn (30 tuổi) xã Hồng Quảng, huyện A Lưới mồ côi mẹ lúc còn nhỏ, gia đình gặp nhiều khó khăn. Qua kênh phụ nữ xã, chị đã vay vốn để phát triển kinh tế. Với 1 triệu đồng tiền vốn lúc đầu, chị mua heo về chăn nuôi. Nhờ chịu khó chăm sóc, từ hai cặp heo lúc đầu nay chị đã nhân lên thành trang trại chăn nuôi với hàng trăm con heo, gà, vịt. Tận dụng lợi thế ở trung tâm xã, chị mở đại lý bán hàng tạp hóa và kinh doanh cà phê, karaoke… Hiện nay, vợ chồng chị có thu nhập trên một trăm triệu đồng mỗi năm.

Cầu nối cho hội viên

Tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, những năm qua, Hội LHPN các cấp quan tâm hỗ trợ giúp đỡ hội viên dưới nhiều hình thức, trước hết là hỗ trợ vốn. Ngoài nguồn vốn chủ đạo từ Ngân hàng CSXH, các cấp Hội tích cực khai thác và quản lý, điều hành nhiều nguồn vốn vay của các tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn tỉnh như: vốn tín dụng Việt-Bỉ; vốn NAV;…  Song song với việc hỗ trợ vay vốn, Hội chú trọng đến tập huấn nâng cao kỹ thuật, tay nghề cho hội viên. Từ đó, tạo được nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả như: mô hình phụ nữ trồng rau sạch, rau mầm ở xã Quảng Thành (Quảng Điền), trồng nấm sò và nuôi gà an toàn sinh học ở  thị xã Hương Trà; trồng ném, kiệu của phụ nữ Ngũ Điền (Phong Điền), mô hình trồng cây ăn quả, trồng măng, keo, chăn nuôi theo hướng hiện đại của phụ nữ Nam Đông, A Lưới….

Thông qua dự án UNIDO, Hội đã mở  các lớp tập huấn hướng dẫn về khởi sự doanh nghiệp cung cấp những thông tin về thị trường nhằm giúp chị em nâng cao năng lực cạnh tranh; mở các lớp hướng dẫn về quy trình sản xuất chế biến sạch, an toàn, cải tiến mẫu mã bao bì và đăng ký thương hiệu sản phẩm các mặt hàng truyền thống như: Chả da, nón lá, mè xửng; làm bún,... Chị Phạm Thị Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh cho biết, trong thời gian tới hội tiếp tục vận động các hội viên ở các làng nghề, nhất là các làng nghề phù hợp với phụ nữ để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường; hỗ trợ phụ nữ về vốn, máy móc để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần tích giữ gìn và phát huy các làng nghề truyền thống.

Hiện nay, Hội LHPN các các cấp đã ký hợp đồng ủy thác với Ngân hàng Chính sách - Xã hội tỉnh giải ngân trên 1.238 tỷ đồng, cho hơn 60.000 hội viên phụ nữ vay phát triển kinh tế.

HẢI THUẬN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Chăm lo đời sống hội viên

Hội viên khó khăn có nguồn lực vươn lên, hội viên nghèo luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm. Đó là kết quả mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) đã và đang có được nhờ những cách làm hay như xây dựng các nguồn quỹ, kết nối các mạnh thường quân để kịp thời giúp đỡ, đồng hành cùng hội viên.

Chăm lo đời sống hội viên
Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy
Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn
Return to top