ClockThứ Tư, 16/12/2020 08:06

“Tiểu” trang trại

TTH - Một trang trại được xác định là đạt tiêu chí, theo Thông tư 27/2011 của Bộ NN&PTNN, một trạng trại ở lĩnh vực chăn nuôi, được gọi đạt chuẩn phải đạt giá trị hàng hóa 1 tỷ đồng trở lên một năm.

Quản lý rừng cộng đồng bền vữngChủ động tái đàn, đảm bảo nguồn cungAn cư, lạc nghiệp trên vùng cát nội đồng

Hộ gia đình chăn nuôi quá nhỏ lẻ khi có sự cố dịch bệnh, ngành chức năng khó phát hiện. Ảnh: MC

Ngành chăn nuôi của Thừa Thiên Huế xem ra còn quá nhỏ lẻ và phân tán, quy mô hộ gia đình là chủ yếu. Nhìn vào thực tế sẽ thấy, đã là chăn nuôi hộ gia đình, đa phần mang tính chất “tận dụng”, “bỏ ống”. Mỗi gia đình nuôi vài mươi, nhiều lắm là vài trăm con gà, vài con heo để tận dụng thức ăn thừa. Ở vùng ven thành phố Huế (ở những nơi ven trung tâm các huyện lỵ cũng vậy), nơi đất vườn còn rộng, tính chất nông thôn vẫn còn “đậm đặc” người dân có một cách chăn nuôi rặt tính chất tận dụng là đến các hàng quán bán thức ăn xin “nước mả” để về nuôi heo… Với một nền chăn nuôi như vậy sẽ rất khó tạo ra giá trị lớn.

Cách làm này mặt khác còn chịu rủi ro rất cao – với quy mô nhỏ, công tác tiêm phòng khó mà được chu đáo. Ví dụ như một chai vacxin cho gà thường đóng gói từ 100 con trở lên. Một gia đình chỉ nuôi một ít gà mái đẻ, ấp nở không đồng nhất cho nên ít được người dân quan tâm tiêm phòng. Mà có tiêm phòng được thì giá thành cũng rất cao. Chăn nuôi heo cũng vậy, nguyên tắc phòng bệnh là phải biệt lập, nếu không biệt lập được thì cũng hạn chế việc tiếp xúc nhiều với bên ngoài, đặc biệt là những lúc trên địa bàn có dịch bệnh. Thế nhưng, với cái cách chăn nuôi tận dụng “nước mả” như nói trên thì tha hồ mà “giao lưu” với môi trường bên ngoài, nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vì hộ gia đình nuôi quá nhỏ lẻ nên có những sự cố dịch bệnh ngành chức năng cũng khó mà biết được. Đây là một tiềm ẩn rủi ro rất cao cần được nhận diện.

“Nhìn quanh” các huyện thấy ít địa phương dành quỹ đất để phát triển chăn nuôi tập trung. Có vẻ mạnh nhất là 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền và A Lưới là dành quỹ đất cho việc này. Phong Điền, Quảng Điền thì tận dụng hiệu quả vùng cát nội đồng. A Lưới thì cũng còn nhiều quỹ  đất, cho nên có điều kiện để phát triển trang trại tập trung. Nổi bật nhất là A Lưới đã có đề án phát triển chăn nuôi bò địa phương (gọi là bò vàng) lên đến 10.000 con trong tương lai. Và hiện tại đã ra được sản phẩn đặc sản bò A Lưới. Các huyện còn lại là rất ít. Có lẽ chính vì vậy mà chúng ta thấy, ngay như quy mô gọi là trang trại ở Thừa Thiên Huế cũng rất nhỏ.

Một trang trại được xác định là đạt tiêu chí, theo Thông tư 27/2011 của Bộ NN&PTNN, một trạng trại ở lĩnh vực chăn nuôi, được gọi đạt chuẩn phải đạt giá trị hàng hóa 1 tỷ đồng trở lên một năm. Chuẩn này cũng chưa phải là cao. Ví dụ như giá heo cao như hơn một năm vừa qua (khoảng trên dưới 80.000đồng/kg) thì chỉ nuôi chừng 150 con (1 tháng xuất chuồng chỉ 12 -13 con heo) đạt đạt doanh số này. Thế nhưng nhìn lại các trang trại ở tỉnh ta không mấy trang trại đạt chuẩn.

Theo số liệu thống kê, hiện này cả tỉnh có đến 1.400 trang trại (không biết độ chính xác của con số thống kê này là như thế nào) thì chỉ có 78 trang trại đạt tiêu chí nói trên, chỉ nhỉnh hơn 5% so với tổng số trang trại.

Chăn nuôi nhỏ lẻ theo tập quán của người dân như hiện nay có cái hay là tận dụng được nhiều phụ phẩm (kể cả công nhàn rỗi), tạo được một nguồn thu theo kiểu “bỏ ống” cho người dân. Nhưng cái hạn chế là thị trường không ổn định (điều mà chúng ta thường nói là phụ thuộc nhiều vào thương lái), giá thành lại cao và nhất là chứa đựng những rủi ro cao về dịch bệnh...

Qua cách nhìn nhận trên, chúng ta thấy ngành chăn nuôi còn một thời gian rất dài nữa mới trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bình Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Anh Noh chăm chỉ

Chăm chỉ học hỏi và áp dụng kiến thức, anh Viên Đăng Noh ở thôn A chi Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới thực hiện và phát triển mô hình nuôi dê bán chăn thả khá thành công…

Anh Noh chăm chỉ
Return to top