Nhớ những người lặng lẽ đóng góp cho quê hương - Bài 1: Nhã nhạc nhớ ơn…
17/06/2023 07:06
Thừa Thiên Huế đang long trọng tổ chức kỷ niệm 30 năm Quần thể di tích cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới. Xin ghi lại những câu chuyện đã khởi đầu cho một hành trình lắm khó khăn như một lời tri ân sâu sắc đối với những cống hiến lặng lẽ của những người góp công không nhỏ: Nhạc sĩ Tôn Thất Tiết từ Pháp đang bước vào tuổi 90 của cuộc đời; Nghệ nhân Trần Kích, Nghệ nhân Nguyễn Kế… đang an yên ở cõi xa xăm. Những đóng góp của họ trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, góp công phục hồi và giới thiệu loại âm nhạc này là một trong những tiền đề hết sức quan trọng, góp phần cùng những nỗ lực từ quê nhà giúp cho UNESCO quyết định công nhận Nhã nhạc Huế, một trong những kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Nhận chìm chất nạo vét: Các hoạt động phải được giám sát chặt chẽ
21/05/2023 13:45
UBND tỉnh phê duyệt và công bố khu vực nhận chìm chất nạo vét (cnv) ngoài biển thuộc phạm vi quản lý của tỉnh. Liên quan đến vấn đề trên, Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Hoàng Công Tín, Trưởng Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế, Trưởng Nhóm nghiên cứu mạnh về Tài nguyên, Môi trường và Sinh thái vùng ven biển Đại học Huế, thành viên Tổ phản biện nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá hiện trạng, xác định khu vực để nhận chìm cnv ngoài biển thuộc phạm vi quản lý tỉnh Thừa Thiên Huế”, do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì.
Đột quỵ não ngày càng trẻ hóa! Nguyên nhân & dự phòng
13/04/2023 14:03
Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) hay đột quỵ là một bệnh lý xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh, biến chứng nặng nề. Bệnh là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu thế giới. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi có xu hướng ngày càng tăng.
Thúc đẩy quảng bá văn hóa, bản sắc Việt qua môn nghệ thuật thứ bảy
08/03/2023 15:24
Giới nghiên cứu nhận định ba nguyên tắc về tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng vẫn luôn là các nguyên tắc dẫn dắt, đưa điện ảnh Việt Nam phát triển, ghi tên mình lên bản đồ thế giới.
Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi
31/01/2023 14:00
Vừa qua, chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của vua Hàm Nghi (1944 - 2023) tại Huế, nhất là việc khai trương không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” giúp công chúng hiểu rõ hơn chân dung về vị vua yêu nước. Ông Nguyễn Đắc Xuân, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và phát triển Di sản văn hóa Huế, người nghiên cứu về vua Hàm Nghi từ rất sớm, rất vui trước sự kiện này. Ông đã có buổi trò chuyện với Báo Thừa Thiên Huế xung quanh việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi.
Doanh nghiệp xuất khẩu tập trung tìm thị trường mới
04/01/2023 09:08
Những ngày cuối cùng trước thềm Tết Nguyên đán 2023, doanh nghiệp cả nước đang tập trung cao độ để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nhiều tổ chức quốc tế và chuyên gia nghiên cứu đều nhận định rằng, khó khăn của kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu có thể sẽ còn kéo dài sang đầu năm 2023 và tác động không nhỏ tới tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Chuyển nước từ sông Bồ sang sông Hương để cắt lũ
15/12/2022 06:45
Đó là đề xuất của ngành xây dựng và nông nghiệp đã được Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương ghi nhận, chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu và sẽ sớm trình HĐND tỉnh đề án thực hiện xây dựng kênh dẫn dòng nước từ sông Bồ sang sông Hương tại khu vực xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền nhằm cắt lũ cho vùng hạ du.
Có hay không luật “tứ bất lập” dưới triều Nguyễn?
10/12/2022 06:45
Đối chiếu sử sách hiện nay với các sự việc được ghi chép rõ ràng trong sử sách thời Nguyễn, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế cho rằng, vấn đề “tam bất khả” hay “tứ bất lập” là không có cơ sở. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã phân tích và nhận định như thế trong buổi nói chuyện “Lệ tứ bất lập dưới triều Nguyễn” được tổ chức ở Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, với sự tham gia của đông đảo các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu lịch sử.
Hai cổ vật quý nhà Nguyễn lên sàn đấu giá Pháp
22/10/2022 14:59
Bảo vật nhà Nguyễn là chiếc ấn vàng được đúc vào năm 1823 dưới thời triều vua Minh Mạng (1820 - 1841) đang được một hãng đấu giá có trụ sở chính tại Pháp chuẩn bị đưa ra đấu giá. Thông tin này làm không chỉ giới văn hóa, nghiên cứu, sưu tầm cổ vật tỏ ra bất ngờ mà còn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận bởi lẽ đây là vật chứng lịch sử rất quan trọng đối với lịch sử Việt Nam.
Cảnh báo phòng, chữa cháy trong di tích
25/08/2022 13:45
Vụ cháy di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn bước đầu ghi nhận chưa thiệt hại nhiều, nhưng theo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đó chính là lời hồi chuông cảnh báo trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở di tích, đặc biệt là các di tích quan trọng, có giá trị lịch sử.
Nhớ những người lặng lẽ đóng góp cho quê hương - Bài 1: Nhã nhạc nhớ ơn…
Thừa Thiên Huế đang long trọng tổ chức kỷ niệm 30 năm Quần thể di tích cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới. Xin ghi lại những câu chuyện đã khởi đầu cho một hành trình lắm khó khăn như một lời tri ân sâu sắc đối với những cống hiến lặng lẽ của những người góp công không nhỏ: Nhạc sĩ Tôn Thất Tiết từ Pháp đang bước vào tuổi 90 của cuộc đời; Nghệ nhân Trần Kích, Nghệ nhân Nguyễn Kế… đang an yên ở cõi xa xăm. Những đóng góp của họ trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, góp công phục hồi và giới thiệu loại âm nhạc này là một trong những tiền đề hết sức quan trọng, góp phần cùng những nỗ lực từ quê nhà giúp cho UNESCO quyết định công nhận Nhã nhạc Huế, một trong những kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.