Thế giới

Tổng thống Mỹ Joe Biden mong muốn phát triển mối quan hệ với ASEAN

ClockThứ Hai, 07/02/2022 21:03
TTH - Theo nguồn tin từ Hãng Thông tấn The Straits Times ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, chính quyền của ông mong muốn hợp tác với Campuchia, với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2022, và mối quan hệ của Mỹ với khối khu vực này sẽ tiếp tục phát triển.

Mỹ thúc đẩy cam kết, hành động hợp tác với khu vực Đông Nam ÁCampuchia cam kết thúc đẩy tinh thần ASEAN như một gia đình đoàn kếtMỹ có kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh với các nước ASEAN

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong một cuộc họp báo tại tiểu bang Delaware, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, trong một bức thư gửi Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 14/1/2022, ông Joe Biden cho hay, dưới sự chủ trì của Campuchia, Mỹ hy vọng sẽ phát triển mối quan hệ với ASEAN và tiếp tục theo đuổi các mục tiêu chung trong khu vực. Bên cạnh đó, Mỹ cam kết giữ vai trò trung tâm của ASEAN và luôn kiên định ủng hộ một "cấu trúc khu vực" lấy ASEAN làm trung tâm ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tổng thống Joe Biden cũng nhắc lại ý định mời các nhà lãnh đạo ASEAN cùng ông đến Washington để tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ trong những thời gian tới.

Trong lá thư trả lời Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cảm ơn ông Joe Biden đã gửi thư bày tỏ ý định mời các nhà lãnh đạo của khối tham dự hội nghị thượng đỉnh. Tiếp đó, ông Hun Sen cũng bày tỏ sự đánh giá cao đối với mong muốn của ông Joe Biden nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ giữa ASEAN và Mỹ dưới sự chủ trì của Campuchia, quốc gia đang giữ cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2022.

Ngoài ra, Thủ tướng Hun Sen cũng nhắc lại cam kết mạnh mẽ của Campuchia, và ủng hộ hoàn toàn việc Mỹ tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở Washington. "Tôi tin tưởng rằng, hội nghị thượng đỉnh sẽ mang đến một cơ hội tốt cho chúng ta để trao đổi quan điểm về cách thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác ASEAN - Mỹ. Tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ với Ngài và gặp Ngài trực tiếp tại Washington", ông Hun Sen viết trong lá thư vào ngày 1/2 vừa qua.

Trong một động thái liên quan, nhà nghiên cứu Thong Mengdavid tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mekong, thuộc Viện Tầm nhìn châu Á nói với Tờ The Post rằng, ASEAN tiếp tục là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời là đối tác thương mại quan trọng. Theo đó, nhà nghiên cứu cũng kỳ vọng rằng, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện của mình tại ASEAN trong thời gian sắp tới.

Ông Thong Mengdavid cho rằng, Campuchia cần thúc giục Mỹ hỗ trợ Campuchia, cùng với ASEAN trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Myanmar thông qua việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo, sự hỗ trợ đối với Đồng thuận 5 điểm đạt được tại Hội nghị Cấp cao ASEAN hồi tháng 4/2021, và bằng cách tiếp tục ủng hộ các nguyên tắc cốt lõi của vai trò trung tâm của ASEAN.

Bên cạnh vấn đề Myanmar, hội nghị thượng đỉnh sẽ chứng kiến ​​các cuộc thảo luận của Campuchia và những quốc gia thành viên ASEAN khác về việc "tìm ra các giải pháp và cơ chế chung cho sự phục hồi kinh tế ASEAN hậu COVID-19, và hợp tác an ninh khu vực", ông Thong Mengdavid nói thêm.

LÊ THẢO

 (Lược dịch từ The Straits Times & Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Return to top