TP Huế cán đích phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi
TTH - Huế đã hoàn tất công tác kiểm tra đạt chuẩn PCGDMN 5 tuổi với tỷ lệ 100% đơn vị đạt và vượt chỉ tiêu, chờ tỉnh công nhận theo kế hoạch. Tuy nhiên, điều lo lắng của lãnh đạo các trường và cũng là trăn trở của lãnh đạo phòng là đến thời điểm này, CSVC, trang thiết bị cho bậc học vẫn thiếu nhiều. Nhìn vào tỷ lệ trẻ đến trường sẽ thấy sự đầu tư cho giáo dục Mầm non ở Huế không thể dừng lại ở đạt chuẩn phổ cập 5 tuổi năm nay mà phải nhìn vào việc bảo vệ thành tích này ở các năm sau.
Huế là điểm yếu
![]() |
Các bé mầm non trong ngày hội |
Huế là nơi đông dân, tập trung theo kiểu phố thị, trẻ theo cha mẹ đến rồi đi theo công tác, học tập, buôn bán... khiến số lượng trẻ cần phổ cập liên tục dao động. Làm thế nào để có một danh sách trẻ trong độ tuổi cần phổ cập chính xác cũng khó. Điều bất ngờ là khi bắt tay rốt ráo cho đề án phổ cập GDMN 5 tuổi, Huế không phải là đơn vị có cơ sở vật chất (CSVC) tốt. Nói về những khó khăn này, ông Phan Nam, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Huế cho biết: “Phổ cập các bậc học phổ thông hết sức thuận lợi, nhưng với MN lại khó khăn nhất tỉnh. Nguyên nhân là ở Huế, tỷ lệ trường công trên đầu cháu thấp. Để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ, hệ thống tư thục, nhất là mẫu giáo độc lập (MGĐL) ở đây rất nhiều. Và đây là điểm yếu khi bắt tay vào PC theo chuẩn”. CSVC của nhóm MGĐL quá tệ, ông Nam cho rằng, các cháu không những thiệt thòi về chương trình, chất lượng nuôi dạy mà còn có thể bị bạo hành và khi tiến hành PC GDMN 5 tuổi, đây là điểm yếu khó tháo gỡ. Trong lộ trình, cái khó đầu tiên là hệ thống CSVC, trang thiết bị của Huế hầu như chưa đảm bảo nhu cầu dạy và học theo quy chuẩn. Thứ hai là tâm lý phụ huynh, coi nhẹ việc đưa trẻ 5 tuổi đến trường; chưa được tư vấn về tính ưu việt của chương trình MN mới. Và, không ít phụ huynh kinh tế không dồi dào, việc bớt một suất đến trường cũng là cách họ giảm thiểu khó khăn kinh tế, dù biết như vậy con em thiệt thòi.
Bài và ảnh: HG
- Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh (22/05)
- Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên (22/05)
- Sinh năm "heo vàng", tỉ lệ chọi vào lớp 10 sẽ tăng? (21/05)
- Trường đại học Khoa học ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp (21/05)
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng (21/05)
- Lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT đến cấp huyện: Chủ động xử lý trường hợp phát sinh (21/05)
- Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường (21/05)
- Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm (21/05)
-
Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Xét tuyển học bạ năm 2022: Lưu ý về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển
- Sẵn sàng phương án trước những thay đổi về tuyển sinh
- Tái khởi động các sân chơi kỹ năng
- Giáo dục thể chất trong trường học: Không thể xem nhẹ
- Cần tìm hướng đi mới trong tuyển sinh ngành nghệ thuật, du lịch
- Đội tuyển toán có 100% học sinh đoạt giải quốc gia
-
Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường
- Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm
- Linh hoạt, thích ứng
- Tháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
- Trường đại học Sư phạm triển khai tốt công tác bồi dưỡng giáo viên
- Không để các em ngại nói tiếng Việt
- Trường ĐH Khoa học trao bằng cho 88 tân tiến sĩ, thạc sĩ
- Trao thưởng cho học sinh đoạt giải quốc gia năm học 2021-2022
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Đoàn Trường đại học Nông Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa
-
Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ 1: Khung cửa hẹp & những bất ngờ
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới