Thế giới

Trung Quốc chấp nhận Mỹ, nhưng phản đối Nhật Bản tuần tra Biển Đông

ClockThứ Ba, 30/06/2015 10:25
TTH.VN - Tướng Zhu Chenghu ngày 29/6 tuyên bố: Mỹ có thể tuần tra ở Biển Đông, nhưng sự hiện diện quân sự của Nhật Bản tại vùng tranh chấp ở khu vực này thì Trung Quốc "không thể chấp nhận". 


Tướng Zhu Chenghu. (Ảnh: China News)

NBC News dẫn lời Thiếu tướng Zhu Chenghu, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc ngày 29/6 phát biểu: "Mỹ từng có căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, như ở Philippines. Họ có mối quan hệ hợp tác quân sự với Singapore, vì vậy sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông là chấp nhận được với Trung Quốc". 

"Còn với sự hiện diện quân sự của Nhật Bản, rất khó cho người dân và chính phủ Trung Quốc chấp nhận điều đó", ông Zhu nhấn mạnh.

Hiện Trung Quốc vẫn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối quốc tế. Bắc Kinh gần đây còn ráo riết cải tạo và xây dựng trên một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trước tình hình đó, người đứng đầu quân đội Nhật, Đô đốc Katsutoshi Kawano, ngày 25/6 khẳng định có thể sẽ điều lực lượng cùng Mỹ tuần tra trên Biển Đông, sau những hành động của Trung Quốc gây quan ngại và gia tăng thẳng trong khu vực.

Ông Kawano cho rằng chính những động thái "khẳng định chủ quyền" vô lý của Trung Quốc gần đây buộc Nhật phải giữ vai trò lớn hơn đối với an ninh khu vực. 

Đô đốc Kawano cũng nhấn mạnh việc Bắc Kinh đẩy mạnh xây đảo nhân tạo ở Biển Đông gây ra “những mối quan ngại rất nghiêm trọng” với Nhật Bản - một quốc gia thương mại với nhiều hàng hóa được vận chuyển trên các tuyến hàng hải qua khu vực này.

Sự góp mặt của Nhật, trong bối cảnh Washington đang tìm cách phối hợp nhiều hơn với các đồng minh trong nỗ lực gìn giữ hòa bình tại khu vực, đã được phía Mỹ hoan nghênh.

“Tôi coi Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải vùng biển thuộc chủ quyền bất kỳ quốc gia nào. Do vậy Nhật Bản được hoan nghênh thực hiện các hoạt động tại vùng biển quốc tế mà họ thấy phù hợp”, đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ từng khẳng định trong một cuộc họp báo tại Tokyo hồi đầu tháng.

Hồi tuần trước, Tokyo và Manila tập trận chung, điều máy bay trinh sát tới khu vực Trung Quốc tranh giành chủ quyền ở Biển Đông. Cuộc tập trận này đã vấp phải phản ứng dữ dội từ phía Trung Quốc.

Trúc Bạch (Theo Dân trí)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top