ClockThứ Tư, 13/12/2017 14:32

Truyền... “nghề”

TTH - Cưới nhau xong, vợ nội trợ, chồng có trong tay nghề mộc, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ không dư dả nhưng chẳng đến nỗi túng thiếu. Dần dà, chồng làm vợ giữ, trong nhà cũng có chút của ăn của để. Nhưng rồi...

Phú quý sinh lễ nghĩa, đằng này chưa phú quý lại sinh... tật. Cơn lốc tỷ số, số đề quét qua các góc làng ngõ xóm, anh chồng không trụ nổi cũng bị... quét luôn. Cứ mải mê theo mấy con số, hệ quả là mọi thứ trong nhà cứ lần lượt đội nón ra đi, khách hàng cũng lảng dần, bởi tiền thì ứng, nhưng việc thì không hoàn thành. Người này rỉ tai người kia, cuối cùng ai cũng ngại giao việc cho thằng đánh bạc.

Suốt cả năm qua, thấy anh chồng cứ xỏ tay túi quần đi vô đi ra. Hết vợ rồi chồng cứ "thăm" từ người bà con này đến người bà con khác, cả những người hàng xóm cũng được ghé "thăm". Để làm gì? Mượn tiền! Bí quá người ta phải cho mượn, nhưng một đôi lần rồi thôi. Thà đói cơm rách áo, vợ ốm con đau, đằng này đánh bạc, của đâu mà cho mượn? Ai cũng bảo vậy. Được cái mấy đứa con thấy cũng ngoan, không đứa nào phải bỏ học và cũng ít thấy chửi thề, nói tục như những đứa trẻ hư. Vợ chồng tôi hay nói với nhau, mong cho tụi nhỏ chóng khôn lớn, học hành thành tài để may ra còn đỡ đần bố mẹ chúng.

... Tối nay ngồi ăn cơm, bỗng nghe bà xã thở dài bảo, hồi chiều không biết kiếm đâu được mấy đồng, thấy anh chồng sai thằng con chạy đến chỗ người quen ghi con này, con này... Ngạc nhiên quá, mang kể với một bà hàng xóm, ai dè bà này huỵch toẹt: "Ôi dào, tưởng gì. Chuyện thường ấy mà, nó sai con đi ghi hoài!".

Sao lại có kiểu mê muội đến thế nhỉ, đời mình đã khốn nạn rồi, không chịu tỉnh ngộ, lại còn muốn "truyền nghề" cho con nữa à? Bà xã tôi lầm bầm, nghe cứ ray rứt ở hai tiếng "truyền nghề"...

Hàn Yên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giỏi một nghề, biết nhiều nghề

Từng là đầu bếp của một nhà hàng hạng sang ở TP. Hồ Chí Minh, cháu gái tôi quyết định về lại Huế làm việc. Một buổi đi làm, buổi còn lại nhận làm bánh sinh nhật. Khách thấy mẫu mã đẹp lại đặt hàng nên có việc làm quanh năm. Cộng hai khoản tiền thu nhập, cháu tôi bắt đầu có tiền dành dụm.

Giỏi một nghề, biết nhiều nghề
Giữ nghề đan chiếu Âmber

Theo tục lệ của người Tà Ôi, trong các lễ cưới hỏi truyền thống, người con gái sẽ phải mang theo chiếu sính lễ (chiếu Âmber) để thể hiện tình yêu thương đối với nhà trai. Tùy theo điều kiện kinh tế mà đàng gái có thể đem một hoặc càng nhiều chiếu càng tốt. Phong tục này vẫn được lưu truyền, bởi thế, nghề đan chiếu Âmber vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay…

Giữ nghề đan chiếu Âmber
Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp

Đầu tư showroom hiện đại, tạo không gian phô diễn sản phẩm trực quan phục vụ khách hàng, xây dựng đội ngũ nhân sự có chiều sâu chuyên môn, nhà xưởng đầy đủ hệ thống máy hiện đại phục vụ sản xuất... là cách mà “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc” Nguyễn Văn Lãm, CEO Công ty TNHH Nội thất Song Nguyễn khẳng định thương hiệu, tạo niềm tin cất cánh năm con Rồng - Giáp Thìn và những năm tiếp theo.

Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp
Phát triển nghề massage cho người mù, người khiếm thị

Gặt hái những “quả ngọt” từ các hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng dịch vụ, massage chăm sóc phục hồi sức khỏe đã trở thành nghề mũi nhọn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người mù, người khiếm thị.

Phát triển nghề massage cho người mù, người khiếm thị
Phát triển bền vững nghề bún Vân Cù

Sau khi làng bún Vân Cù được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống, tiếng tăm làng nghề vang xa hơn, tạo cơ hội giúp nghề bún Vân Cù khẳng định thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, số hộ tham gia sản xuất càng tăng lên...

Phát triển bền vững nghề bún Vân Cù
Return to top