Thế giới

Úc bác bỏ cáo buộc chi tiền cho bọn buôn người

ClockThứ Sáu, 30/10/2015 07:26
TTH.VN - Theo tin từ ABC, Chính phủ Úc ngày hôm qua (29/10) một lần nữa lên tiếng bác bỏ những cáo buộc cho rằng, Canberra đã trả tiền cho những kẻ buôn người để chúng đẩy những người di cư trên thuyền ra khỏi lãnh hải của Úc về phía Indonesia, gây nguy hiểm cho tính mạng của các thuyền nhân.

Trước đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố báo cáo đề cập đến 2 sự việc cụ thể hồi tháng 5 và tháng 7 vừa qua, cho rằng các quan chức Úc đã bí mật trả tiền cho thủy thủ đoàn của những chiếc thuyền chở người di cư để họ đưa thuyền rời khỏi hải phận nước Úc. Tổ chức nhân quyền này khẳng định, chính quyền Úc đã chi 30.000 USD cho những kẻ cẩm đầu để họ chịu quay lại. Các thuyền nhân từ Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka cuối cùng được đưa đến đảo Rote ở miền đông Indonesia.

Các thuyền nhân lênh đênh trên biển tìm đường tới Úc. Ảnh: Getty Image.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng việc làm của Chính phủ Úc là hành động vi phạm luật pháp vì tiếp tay cho bọn buôn người xuyên quốc gia, bất kể những nguy hiểm mà thuyền nhân phải đương đầu, đồng thời tổ chức này cũng yêu cầu phải mở một cuộc điều tra nghiêm túc.

Bộ trưởng Bộ Di trú Úc Peter Dutton mạnh mẽ bác bỏ các cáo buộc trên, nói rằng những điều mà Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra hoàn toàn không đúng với sự thật, chỉ là những lời “vu khống” làm ảnh hưởng đến danh dự của các quan chức đang làm việc ở Bộ Di trú cũng như của những binh sĩ đang bảo vệ an ninh lãnh hải Úc.

Trả lời phỏng vấn trên một đài phát thanh ở Canberra, Bộ trưởng Dutton nói rằng, mọi người nên tin vào chính phủ, vào lực lượng tuần duyên... chứ không nên vội tin vào lời của những kẻ buôn người.

Úc có chính sách nhập cư hết sức khắc nghiệt từ khi tung ra chiến dịch “Biên giới chủ quyền” năm 2013 để làm nản lòng các thuyền nhân vượt biển đến Úc. Hải quân thường chặn các tàu vượt biên, đưa về các điểm trung chuyển, thường là Indonesia, còn các thuyền nhân đến được bờ biển nước Úc sẽ bị bắt giữ trong các trại tạm cư trên đảo Manus, tại Papouasie-Nouvelle Guinée, hay đảo Nauru ở Thái Bình Dương.

Tố Quyên (lược dịch từ ACB)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng

Hiện tượng khí hậu được gọi là El Nino và La Nina, mang theo những đợt nắng nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán, sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cực đoan hơn trong những năm tới, sau khi Nam Mỹ hứng chịu đợt El Nino dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia thời tiết cho biết.

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top