Thế giới

Úc: số công dân gia nhập ISIS tăng gấp đôi so với năm ngoái

ClockThứ Hai, 28/09/2015 14:40
TTH.VN - Hãng thông tấn AFP ngày hôm nay (28/9) dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop cho biết, số lượng các công dân Úc chiến đấu cho lực lượng thánh chiến Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Iraq và Syria (ISIS) đã tăng gấp đôi trong vòng 12 tháng qua, và dự kiến vẫn còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.


Một thanh niên Úc tham gia vào tổ chức IS ở Trung đông. Ảnh: Dailymail

Úc đang ngày càng lo ngại về khả năng của ISIS, còn được gọi là Daesh, trong việc thu hút người dân tham gia vào các cuộc chiến của tổ chức này. Theo AFP, có ít nhất 20 công dân Úc được cho là đã thiệt mạng trong các cuộc chiến nói trên.

Trong một cuộc phỏng vấn ở New York vào cuối ngày hôm qua (27/9), Ngoại trưởng Úc cho biết, số lượng các công dân Úc chiến đấu cho các nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria đã tăng gấp đôi so với năm ngoái. Mặc dù không có con số chính xác số lượng các công dân người nước ngoài đang chiến đấu cho ISIS, nhưng một số ước tính cho rằng, có đến gần 30.000 người đến từ hơn 100 quốc gia đã đổ vào Iraq và Syria tham gia vào các nhóm chiến binh ISIS.

"Chúng tôi ước tính rằng có khoảng 120 công dân Úc hiện đang ở Iraq và Syria hỗ trợ cho Daesh và các nhóm khủng bố khác", Ngoại trưởng Bishop nói, "số lượng các công dân của chúng tôi đã tăng gấp đôi kể từ năm ngoái nhưng tôi hi vọng rằng con số này sẽ không tiếp tục tăng gấp đôi thêm một lần nữa vào năm tới."

Trong những tháng gần đây, chính phủ Úc đã ban hành các điều luật cứng rắn để ngăn chặn dòng chảy của các chiến binh tới Iraq và Syria, và đã tiến hành nhiều cuộc tấn công chống khủng bố. Gần đây nhất, vào tháng Bảy, Adam Brookman - một y tá người Úc làm việc như một bác sĩ cho ISIS tại Syria - đã bị bắt bởi cảnh sát liên bang Úc từ Sân bay Quốc tế Sydney.

"Chúng tôi đang có một số thành công trong việc làm gián đoạn dòng chảy của các chiến binh khủng bố nước ngoài, nhưng tôi không nói rằng chúng ta đã ngăn chặn được làn sóng đó," Ngoại trưởng Julie Bishop cho biết. "Vì vậy, những con số vẫn đang gia tăng, nhưng chúng tôi hy vọng có thể ngăn chặn quỹ đạo này thông qua những nỗ lực của chúng tôi."

Ý kiến ​​của Ngoại trưởng Bishop được đưa ra chỉ vài ngày sau khi bà Tina S. Kaidanow, một quan chức cấp cao về chống khủng bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói rằng "xu hướng gia tăng vẫn còn tiếp tục" khi mối lo ngại về số người có quốc tịch nước ngoài tìm cách đến Iraq và Syria để chiến đấu vẫn tăng lên. Theo tờ New York Times, trung bình mỗi tháng, ISIS có thêm khoảng 1.000 chiến binh nước ngoài.

"Chúng ta cần phải làm nhiều hơn là việc chỉ xác định và ngăn chặn các chiến binh khủng bố nước ngoài đi đến Iraq và Syria, chúng ta phải ngăn cản họ gia nhập vào tổ mạng lưới này ngay từ những bước đầu tiên", bà Kaidanow nhấn mạnh.

Trang tin Ibtimes cho biết, Canberra cũng đã hủy bỏ hộ chiếu và ngăn chặn một số người rời khỏi đất nước do lo ngại những người này đang trên đường tới Trung Đông để tham gia ISIS.

Các quan chức Australia cho biết, Chính phủ nước này cũng quan tâm đến những kẻ khủng bố bị kết án đã được thả khỏi các nhà tù ở châu Á, bao gồm cả ở Indonesia, và những rủi ro mà họ phải đối mặt nếu những người này không được cải tạo.

 

 

Bảo Nghi (lược dịch từ AFP & Ibtimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top