ClockThứ Bảy, 02/07/2016 13:55

UNESCO & UNOSAT hợp tác, sử dụng công nghệ không gian địa lý để bảo vệ di sản văn hóa

TTH.VN - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Chương trình ứng dụng hoạt động vệ tinh (UNOSAT) trực thuộc Viện Đào tạo và Nghiên cứu Liên Hiệp Quốc (UNITAR) đã ký kết một thỏa thuận nhằm bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới bằng cách sử dụng các công nghệ không gian địa lý mới nhất, bao gồm cả một hệ thống hình ảnh vệ tinh.

Khu di sản thế giới Palmyra ở Syria bị tàn phá nghiêm trọng. Ảnh: UNESCO

Quan hệ đối tác chiến lược giữa UNESCO và UNOSAT sẽ cho phép 2 bên hợp tác với nhau trong tình huống các di sản bị tàn phá do xung đột và hậu quả của thiên tai.

UNOSAT là một chương trình công nghệ cao, cung cấp các phân tích về hình ảnh và các giải pháp cho các tổ chức cứu trợ và phát triển cả trong và ngoài hệ thống LHQ. Hình ảnh vệ tinh thường là nguồn thông tin khách quan duy nhất ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc thiên tai.

"UNOSAT và UNESCO có thể bổ sung cho nhau để nâng cao đáng kể khả năng của UNESCO trong việc bảo vệ di sản ở các tình huống khẩn cấp", Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Văn hóa – ông Alfredo Pérez de Armiñán nói, đề cập đến sự hợp tác giữa 2 bên để theo dõi trạng thái của các khu di sản ở Iraq và các nước bị xung đột ảnh hưởng khác.

"Hồ sơ theo dõi của UNOSAT với các giải pháp sáng tạo hiện nay có tác động lớn đến cách thức hoạt động của LHQ", Giám đốc UNOSAT Einar Bjorgo nhận định. "Trong khi hồi hội chờ xem các công nghệ mới được áp dụng như thế nào để bảo vệ các di sản văn hoá cổ xưa, thì việc hợp tác với UNESCO có thể giúp chúng ta có hành động cụ thể trên mặt đất".

Hai bên sẽ cùng chia sẻ kinh nghiệm của mình, phối hợp với nhau trong việc phòng ngừa và khả năng phát triển. Điều này giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ tình hình trên mặt đất và các biện pháp khẩn cấp trong kế hoạch. Ví dụ, một báo cáo gần đây được UNITAR-UNOSAT công bố trên các trang web di sản văn hóa ở Syria đã tiết lộ mức độ thiệt hại ở các di sản văn hóa, xác nhận tính chân thực của các thông tin thu được qua các nguồn không chính thức.

Các công nghệ không gian địa lý khác có thể được khai thác bao gồm việc sử dụng các ứng dụng có nguồn từ đám đông UN-ASIGN, đã được áp dụng thành công sau trận động đất Nepal gần đây, và việc sử dụng các máy bay không người lái (UAV) cho cả hai mục đích ghi nhận và đánh giá thiệt hại chi tiết của các tòa nhà và cơ sở hạ tầng khác.

Theo đánhs giá, UNESCO và UNITAR-UNOSAT sẽ cùng nhau tìm ra các giải pháp mới và sáng tạo hơn nữa có thể góp phần cải thiện việc quản lý và bảo vệ các di sản văn hóa thế giới.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN & Newsj)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

Theo báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục (GEM) mới nhất vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, các công nghệ kỹ thuật số và phần mềm dựa trên thuật toán - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội - khiến các bé gái có nguy cơ cao bị xâm phạm quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và mất tập trung trong việc học tập.

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái
UNESCO bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu

Trong cuộc họp lần thứ 219 vừa được tổ chức tại Paris (Pháp), Ban điều hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua việc bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, nâng tổng số công viên địa chất toàn cầu lên 213, thuộc 48 quốc gia trên khắp thế giới.

UNESCO bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu
Brussels đệ trình UNESCO công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể

Thủ đô Brussels của Bỉ đang tìm cách bảo vệ 2 văn hóa truyền thống lịch sử gồm nghệ thuật múa rối và một tấm thảm hoa rộng 1.680m2 được trưng bày 2 năm một lần trước tòa thị chính thủ đô Brussels, bằng cách đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Brussels đệ trình UNESCO công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể

TIN MỚI

Return to top