Giáo dục Tin tức giáo dục
Vận dụng bài học vào thực tiễn
TTH - Gần chục năm trước còn bỡ ngỡ, giờ đây học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Quảng Điền) hằng năm đều đoạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia ở các hội thi khoa học kỹ thuật.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh trình bày đề tài nghiên cứu khoa học. Ảnh: N. ANH
Nghiên cứu khoa học (NCKH) ở Trường THPT Nguyễn Chí Thanh trở thành nhiệm vụ thường xuyên. Ngay từ cấp cơ sở, các đề tài dự thi đã được đầu tư kỹ, có tính khả thi. Do nhà trường phát động cuộc thi sớm, học sinh có nhiều thời gian chuẩn bị. Từ các ý tưởng của các em, nhà trường chọn ra những ý tưởng độc đáo để phân công giáo viên hướng dẫn thực hiện. Hầu hết đều gắn với thực tiễn, phù hợp với điều kiện nghiên cứu trong trường.
Giúp học sinh NCKH, các giáo viên trực tiếp hướng dẫn phải đào sâu nghiên cứu, mở rộng kiến thức. Đây cũng là một “cú hích” để giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học, không còn là người áp đặt kiến thức mà trở thành người khơi gợi kiến thức; hướng dẫn, định hướng học sinh phương pháp tìm tòi tri thức mới. Thay vào đó, nhà trường thực hiện các chế độ, chính sách ưu tiên cho giáo viên làm công tác hướng dẫn NCKH.
Không chỉ là sân chơi trong trường học, hàng năm, trường tổ chức hội thảo, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về phương pháp NCKH; mời các giáo viên có uy tín, kinh nghiệm trong chuyên môn để thẩm định đề tài cũng như tạo mối liên hệ với nhiều nhà khoa học ở các trường đại học để tư vấn cho học sinh về phương pháp; hỗ trợ các em sử dụng trang thiết bị hiện đại; định hướng tìm hiểu những vấn đề thường gặp trong xã hội.
Nhà trường đã tạo mọi điều kiện để học sinh tiếp cận các phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu. Đặc biệt, NCKH được nhiều phụ huynh hợp sức đầu tư. Tiêu biểu như đề tài “Cánh tay rô bốt” được gia đình thí sinh hỗ trợ 5 triệu để thực hiện và đã đạt giải ba toàn quốc cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng.
Điều “cấm” trong nghiên cứu KHKT tại Trường THPT Nguyễn Chí Thanh là giáo viên hướng dẫn không được làm thay học sinh hay can thiệp quá nhiều vào đề tài; yêu cầu học sinh nghiên cứu theo ý muốn của mình, hoặc những vấn đề ngoài khả năng; bắt học sinh học thuộc báo cáo hay những nội dung mà giáo viên chuẩn bị sẵn.
Thầy giáo Hà Nam Thanh, Bí thư Đoàn trường, chuyên trách về công tác hỗ trợ NCKH Trường THPT Nguyễn Chí Thanh cho biết: Sản phẩm của học sinh đều được nghiệm thu bởi giáo viên hướng dẫn, được lựa chọn để trình bày trước tập thể lớp và tổ chuyên môn, được phản biện và rút kinh nghiệm. Các giáo viên đều xác định việc nuôi dưỡng niềm say mê, rèn luyện sự chủ động mới đem lại những đề tài nghiên cứu có chất lượng. Mỗi công thức, phương trình, phản ứng và kiến thức được học trên lớp qua sự gợi mở của giáo viên giúp cho học sinh biết cách quan sát, đề xuất các ý tưởng vận dụng.
Muốn nâng cao chất lượng hướng dẫn các đề tài dự thi về KHKT, ngoài sự đầu tư của nhà trường cần có sự cộng lực từ các phía: học sinh - phụ huynh - giáo viên hướng dẫn. Học sinh phải yêu thích khoa học, đam mê nghiên cứu, có trình độ ngoại ngữ và tin học tốt. Còn giáo viên phải là người có phương pháp NCKH và biết truyền niềm đam mê cho các em.
AN NHIÊN
- Tuyển sinh đại học 2022: “Khởi động” cùng thí sinh (03/07)
- Rớt trường công, hàng nghìn học sinh chọn học trường nghề (02/07)
- Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y (01/07)
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế (01/07)
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng (01/07)
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 (30/06)
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm (30/06)
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu (30/06)
-
Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Ngày hội áo dài cộng đồng dành cho học sinh tiểu học
- Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻ
- Trắc trở khi phổ cập bơi cho học sinh
- Môn chính và môn phụ
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tổ hợp khoa học xã hội chiếm ưu thế
- Không thể thả nổi giá sách giáo khoa
- Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả
-
“Cửa’’ vẫn rộng cho học sinh trượt lớp 10 công lập
- Tăng học phí: Gia tăng đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo?
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022