ClockThứ Năm, 22/03/2012 13:13

“Dòng nước ngọt” của Lộc Sơn

TTH - Trong cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác ở huyện Phú Lộc xuất hiện nhiều cá nhân, đơn vị điển hình nói lời hay, làm "nghìn việc" tốt. Trong "bảng vàng" đó, cái tên cựu chiến binh Trần Vĩnh, Chủ tịch Hội CCB xã Lộc Sơn - người có những sáng kiến hay, phát động nhiều phong trào thiết thực làm lợi cho dân, cho xã khiến ai cũng cảm phục mến mộ...

Lập “đề án” bảo vệ đường và thuyết phục hiến đất

 

Nghe tên ông Vĩnh từ lâu, nhưng cuối tháng 2 vừa qua, tôi mới có dịp gặp và trò chuyện. Như lời anh Chánh văn phòng Huyện ủy Phú Lộc giới thiệu ban đầu, ông Vĩnh vẫn còn tráng kiện, nhanh nhẹn cuốn hút tôi ngay từ lời chào rất hiền và cái bắt tay nồng ấm. Ông nói: “Mình là lính Cụ Hồ đã về hưu, bản thân luôn tìm tòi suy nghĩ làm những điều hay, điều có ý nghĩa, góp phần giúp dân, giúp xã, xây dựng đổi mới quê hương”.

 

Ông sinh ra và lớn lên ở làng La Sơn, Lộc Sơn; trước năm 1975 là một cán bộ xã. Năm 1978, ông lên đường bảo vệ Tổ quốc. Sau 6 năm tham gia quân đội, ông chuyển về công tác tại Công ty Lương thực Bình Trị Thiên. Năm 2004, ông trở lại quê nhà và sau đó vào giữ chức Chủ tịch Hội CCB xã Lộc Sơn vào năm 2006. Khi gánh trách nhiệm, việc đầu tiên ông “để mắt” là làm sao để đường sá địa phương sạch đẹp, thông thoáng-vốn câu chuyện ấy là nỗi ám ảnh nhất trong thời thơ ấu của ông. Nghĩ là làm, ông lập “đề án” xin chính quyền cho Hội CCB xã quản lý 10km đường giao thông trên địa bàn; trong đó, kiêm luôn khâu duy tu, bảo dưỡng. “Đề án trình lên với các nội dung thấu tình đạt lý, lãnh đạo địa phương gật đầu. Theo lời ông, tuyến nào ở khu vực nào giao về cho chi hội CCB cơ sở đó quản lý, như: Dựng bảng cấm xe trọng tải nặng đi vào; hàng tháng phát quang bụi bờ làm che khuất tầm nhìn; làm gờ giảm tốc cho người và phương tiện giao thông ở các khúc cua hẹp, điểm nối vào đường ưu tiên... Khi hư hỏng, các hội viên CCB xã lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng... Nhờ “đề án” của ông, đường giao thông nông thôn ở Lộc Sơn, ai cũng thừa nhận thuộc vào diện “sống lâu”, thông thoáng nhất khu vực...; đặc biệt, số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn giảm. Ban An toàn giao thông huyện, tỉnh cũng ghi công ông Vĩnh; nhiều cán bộ nơi khác về Lộc Sơn học tập làm theo.

 

Một trong những tuyến đường bê tông nông thôn do Hội CCB xã quản lý ngày càng khang trang sạch sẽ

 

Cũng nói về đường, năm 2011 vừa qua, xã Lộc Sơn lại ghi công đầu cho ông khi Nhà nước đầu tư tuyến đường An Sơn dài 1,5km, nhưng không có kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng. Tuyến dài 1,5km, mặt bê tông 4 mét, ảnh hưởng đến 14 hộ; trung bình mỗi hộ phải mất từ 150-200m2 đất và cây cối; trong đó, hộ ông Nguyễn Hữu Dược mất gần 900m2 và hàng trăm cây bạch đàn luống tuổi. Khi khảo sát thực tế để phóng tuyến, những hộ bị ảnh hưởng mất quá nhiều đất nên ai cũng xót, đặc biệt là gia đình ông Dược là diện nghèo của xã. Xã họp, thôn họp nhiều lần vận động không xuôi. Thời gian cứ cận kề mà việc giải phóng mặt bằng tuyến cứ du dưa, thì tuyến đường ấy sẽ “bay” đến địa phương khác. Không còn cách nào hơn, lãnh đạo xã giao việc khó ấy cho ông Vĩnh. “Chuyện của gia đình, chuyện của người thân mình thì dễ, nhưng đây là nói người khác hiến đất cho làng, cho xã mình cũng ngại. Biết làm sao, chính quyền địa phương đã tín nhiệm thì phải liều”- ông Vĩnh thực lòng. Thời gian ấy, đêm ngày ông Vĩnh đến từng gia đình thuyết phục với phương châm đem cái tình ra để nói - “mỗi người vì mọi người” và nguyên tắc bất di bất dịch đưa ra là con đường An Sơn phải hiện hữu tại xã Lộc Sơn trong năm 2011. Chỉ hơn tuần lễ nghe ông thuyết phục, tất cả 14 hộ đồng tình thống nhất tự giải phóng mặt bằng cho tuyến đường đi qua mà không nhận một đồng tiền đền bù của địa phương. Đến bây giờ, con đường An Sơn được thông nối QL1A đến khu vực dân cư và cái tên ông Vĩnh cứ được mọi người trong xã, huyện nhắc mãi...

Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top