ClockThứ Tư, 05/02/2014 08:55

65.000 lượt khách tham quan tại các điểm di tích trong dip Tết, doanh thu 2,657 tỷ đồng

TTH.VN - Trong dịp Tết Giáp Ngọ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai nhiều hoạt động tại khu Di sản Huế như lễ Dựng nêu  tại khu vực Đại Nội, Bảo tàng Cổ vật Cung đình và các điểm di tích khác từ ngày 23.1 (cũng là 23 tháng Chạp);. chương trình nghệ thuật tổng hợp phục vụ đêm Giao thừa và các đêm mùng 1, 2 và 3 tết tại sân khấu Quảng trường Kỳ đài- Ngọ Môn.

Từ ngày 31/1 đến hết ngày 4/2/2014 (từ ngày mùng 1 đến hết ngày mùng 5 tết), Trung tâm tổ chức liên tục các hoạt động biểu diễn thường xuyên và các hoạt động dịch vụ bổ trợ khác như: Lễ Đổi gác, biểu diễn Đại nhạc, Tiểu nhạc, biểu diễn Lân sư rồng, biểu diễn võ thuật truyền thống, tổ chức các trò chơi cung đình…Các hoạt động dịch vụ mới như xe điện, xe ngựa được tăng cường. Bên cạnh đó Trung tâm đặc biệt chú ý đến việc trưng bày, làm đẹp tại các điểm di tích, giữ gìn môi trường vệ sinh chung.

 

Trung tâm cũng đã mở cửa miễn vé hoàn toàn cho toàn bộ du khách người Việt Nam, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài về quê ăn tết, nhờ vậy trong dịp Tết Giáp Ngọ này, khu di tích Huế đã thu hút một lượng khách rất đông đảo đến tham quan, thưởng ngoạn. Chỉ tính trong 3 ngày mở cửa miễn vé từ 1 đến 3 tết đã có hơn 30.000 lượt khách đến thăm các di tích. Tính chung trong 8 ngày nghỉ của dịp tết này di tích Huế đã có 34.736 lượt khách (chưa kể hơn 30.000 lượt khách được miễn vé, như vậy nếu tính tổng cộng thì có khoảng 65.000 lượt khách), trong đó có 20.397 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 2,657 tỷ đồng.

 

Từ 1/1/2014 đến 5/2/2014 đã có hơn 143.000 lượt khách đến thăm khu di sản Huế (không kể khoảng 30.000 lượt khách được miễn vé), trong đó có 104.882 lượt khách quốc tế và 38.986 khách Việt Nam, doanh thu đạt 11,380 tỷ đồng.

 

Yên Chi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Return to top