ClockChủ Nhật, 28/12/2014 15:20

A Lưới: Độc đáo Tết A Za của đồng bào Pa Cô

TTH.VN - Để tri ân một mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, Tết A Za còn được đồng bào Pa Cô quan niệm là Tết cơm mới.

Bắt đầu từ 6/11 âm lịch (27/12), kết thúc vào ngày 24/12 âm lịch, Tết A Za đánh dấu một năm đã qua đi và một năm mới đang tới, khi mùa màng đã hoàn tất, những hạt lúa, ngô... đã thu hoạch và chất đầy trong kho của mỗi gia đình đồng bào Pa Cô sống trên dãy đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Một số hình ảnh của Tết A Za tại huyện A Lưới mà chúng tôi ghi nhận hôm 27/12:


Già làng Hồ Văn Hạnh (thôn Lê Treeng 1, xã Hồng Trung) đang chuẩn bị các lễ vật để dâng lên giàng. Có tới 9 Giàng mà đồng bào Pa Cô cảm ơn trong dịp A Za này như Giàng A Zel (thần trời, đất), Giàng A Zal (thần núi), Giàng Đung (thần nhà ở)…


: Hai vợ chồng già làng Hồ Văn Hạnh đang cầu nguyện với Giàng qua A xiéo (là vật tượng trưng để giao tiếp với Giàng, được làm bằng hai mảnh của ống tre). Đồng bào Pa Cô sử dụng A xiéo giống như người Kinh dùng hai đồng xu mỗi khi cúng bái cầu nguyện. Theo quan niệm xưa, nếu cả 5 lần A Xiéo đều ngửa thì năm đó gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi.


: Các nghi lễ được tiến hành phải có người làm chứng, đó là người lớn tuổi trong dòng họ. Ông Quỳnh Nghìn là bác của già làng Hồ Văn Hạnh tới dự lễ và thổi cho giàng nghe những điệu khèn hay nhất của mình.

Sau khi làm lễ ở nhà xong, bà con sẽ tập trung tới nhà Rông làm lễ A Za cho cả làng. Đại diện mỗi dòng họ sẽ có một mâm cỗ đã chuẩn bị trước, già làng sẽ là người đại diện cho toàn bản làng làm lễ cúng, mời gọi thần linh về chung vui A Za.

Các già làng cùng nhau làm lễ đón A Za cho toàn bản.


Bà con vừa mang lễ vật tới nhà Rông vừa nhảy múa, hát hò vui vẻ. Đây là phần hội mà già trẻ, gái trai trong làng ai cũng chờ đón, bởi họ được hòa mình vào tiếng trống, chiêng và những điệu khèn đắm say lòng người. Ngoài ra, A Za còn thể hiện sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, giữa các dòng họ với nhau trong một bản.

Nhật Hạ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Return to top