ClockChủ Nhật, 11/06/2023 15:39

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương

TTH.VN - Sáng 11/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung với chủ đề "Gìn giữ, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa trên tạp chí văn nghệ".

Khai mạc chương trình “Sông Hương – Một dòng thơ”Khai mạc triển lãm nghệ thuật "Về miền di sản"Tạp chí Sông Hương kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên

leftcenterrightdel
 Tặng hoa và cờ lưu niệm cho các tạp chí tham dự hội thảo

Hội thảo có sự tham gia của các tạp chí thuộc 5 vùng kinh đô xưa và nay gồm Tạp chí Sông Hương (Thừa Thiên Huế), Tạp chí Người Hà Nội ( TP. Hà Nội), Tạp chí Xứ Thanh (Thanh Hóa), Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình (Ninh Bình), Tạp chí Sông Lam ( Nghệ An). Ngoài ra, còn có sự tham dự của một số tạp chí khác thuộc khu vực bắc miền Trung như Tạp chí Nhật Lệ (Quảng Bình), Tạp chí Hồng Lĩnh ( Hà Tĩnh), Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ ( Phú Thọ).

Hội thảo đã đề cập đến những vấn đề trong tiếp nhận, gìn giữ và bảo tồn di sản, văn hóa. 

Những di sản như: Di sản văn hóa Thành nhà Hồ;  di sản văn hóa quốc gia đặc biệt Lam Kinh ở Thanh Hóa, Phú Thọ với “Hát Xoan Phú Thọ", “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, Thừa Thiên Huế với Quần thể Di tích Cố đô Huế, Hà Nội với ngàn văn văn vật, kinh kỳ, phố Hiến... cùng những lễ hội, phong tục khác đã trở thành những giá trị văn hóa của các vùng miền… Đó không chỉ là trách nhiệm quảng bá, gìn giữ, mà còn là cảm hứng cho nghệ thuật nói chung.

Tạp chí văn nghệ địa phương, song hành với việc góp sức phát huy cao nhất tính sáng tạo văn học nghệ thuật bằng những tư liệu, chất liệu về di sản, văn hóa bản địa, là công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Chung quy,  mục đích cao cả là gìn giữ và lan tỏa giá trị về văn hóa là nền tảng sức mạnh của dân tộc.

Tin, ảnh: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ươm mầm tình yêu di sản

Phát triển di sản bền vững phải dựa trên bảo tồn, bảo vệ và gắn kết với cộng đồng. Trong đó, đưa di sản tiếp cận thế hệ trẻ đang là những hoạt động được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đặc biệt chú ý, nhằm lan tỏa các giá trị di sản đến thế hệ tương lai.

Ươm mầm tình yêu di sản
Nhiều chuyển biến trong bảo tồn động vật rừng

Bằng nhiều biện pháp đồng bộ, tích cực đã góp phần làm chuyển biến nhận thức người dân, các tổ chức, từ đó giảm thiểu nguy cơ tác động đến động vật hoang dã (ĐVHD). Nhiều cá thể được cứu hộ, người dân tự nguyện giao nộp đã thả về môi trường sống hoang dã của chúng.

Nhiều chuyển biến trong bảo tồn động vật rừng
Gian nan bảo tồn văn hóa thời Nguyễn

Di sản văn hóa do triều Nguyễn để lại ở Huế nói riêng và Việt Nam nói chung vô cùng đồ sộ, là những giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, nghệ thuật, khoa học, kinh tế… Những năm qua việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa ấy được đánh giá cao nhưng vẫn còn một số bất cập, khó khăn lẫn hạn chế.

Gian nan bảo tồn văn hóa thời Nguyễn
Viết nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11)
Quan trọng là nhóm lên được ngọn lửa…

Giáo dục di sản văn hóa ngay tại địa phương, không nhất thiết phải đưa học sinh đi xa ra khỏi tỉnh nhà để tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa… Cách làm này lập tức được dư luận đồng tình, các bậc phụ huynh hết sức hoan nghênh chào đón…

Quan trọng là nhóm lên được ngọn lửa…
Return to top