ClockChủ Nhật, 25/02/2024 07:22

Bộ hồ sơ quý “biểu tượng xứ Huế” hồi hương

TTH - Một bộ hồ sơ thiết kế cầu Trường Tiền vô cùng quý giá được một người phụ nữ Việt kiều Mỹ gốc Huế - bà Trương Thị Thanh Hương, “đấu giá” thành công và đưa về Huế. Những trang giấy dù đã úa màu thời gian nhưng những nét chữ, trang vẽ trên đó ít nhiều cho hậu thế biết thêm hình hài chiếc cầu làm nên biểu tượng cho xứ Huế.

Mơ rồng Huế bayChuyện sửa cầu Trường Tiền - bài 2: Hòa mình vào núi Ngự sông HươngChuyện xây cầu Trường Tiền - Bài 1: Kết tinh nhiều giá trị

Bộ hồ sơ cầu Trường Tiền thu hút sự quan tâm của nhiều người

Bộ hồ sơ ấy được bà Trương Thị Thanh Hương “ủy quyền” cho Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia tại Huế bảo quản và nghiên cứu. Tất cả trong tập giấy ấy lột tả chi tiết về hai đợt đại trùng tu cầu Trường Tiền do hãng Eiffel của Pháp thực hiện vào năm 1937 - 1939 và 1953 - 1954, được trưng bày trong dịp hội thảo cuối năm 2023 tại khách sạn Sài Gòn Morin – nơi cách chiếc cầu vài chục bước chân.

Phải mua được bằng mọi giá

Bộ hồ sơ được đặt trong tủ kính nhưng những chi tiết về các trang vẽ đã được chụp phóng lớn, trưng bày bên ngoài để người xem có thể nhìn rõ nhất có thể. Nhiều người đã không khỏi ngỡ ngàng và xúc động khi biết được bộ hồ sơ về chiếc cầu nổi tiếng bắc qua sông Hương này. Bởi lẽ nhiều người tưởng rằng, những bộ hồ sơ ấy đang được lưu trữ đâu đó tận Pháp hoặc thất lạc sau những biến thiên của lịch sử.

Đứng cạnh tủ đựng bộ hồ sơ, bà Thanh Hương không giấu được cảm xúc như vị khách lần đầu tiên được diện kiến, bởi theo bà đó là cả một quá trình tâm huyết, đam mê theo đuổi bằng mọi giá để được sở hữu. Dù đã định cư ở Mỹ, nhưng những ký ức về chiếc cầu mà tuổi thơ bà đã từng đi đi về về vẫn thơ mộng, yêu kiều và nguyên vẹn. “Tôi được sinh ra năm 1968 ở Đà Nẵng sau khi ba mẹ từ Huế tản cư vào. Lớn lên chút, dịp hè về Huế, đi qua đi về cầu Trường Tiền và chứng kiến những hư hỏng, không hiểu sao nó cứ ám ảnh mãi, cho đến tận bây giờ”, người phụ nữ quê làng rèn Hiền Lương (Phong Điền) nổi tiếng hồi tưởng. Chính ngôi làng Hiền Lương cũng có một số người từng tham gia trùng tu cầu Trường Tiền.

Dù ở bên kia bán cầu nhưng hoài niệm về Huế, về những “nhịp cầu cong” trong người phụ nữ ấy không bao giờ nguôi đi. Lòng luôn thao thức phải làm gì đó cho Huế luôn ẩn hiện trong suy nghĩ của người con xa xứ. Một lần tình cờ, như nhân duyên, khi hay tin bộ hồ sơ thiết kế trùng tu cầu Trường Tiền của hãng Eiffel được rao đấu giá, bà Hương quả quyết theo đuổi việc đấu giá.

Dù không phải là đơn vị thiết kế, thi công nhưng hãng Eiffel được xem là người tạo nên chiếc cầu Trường Tiền hoàn hảo, duyên dáng, đáp ứng được việc lưu thông thuận tiện sau quá trình trùng tu.

Sẽ cho giải mã

Bà Hương kể rằng, có nhiều lúc lo sẽ không sở hữu được bộ hồ sơ. Trong hành trình đấu giá ấy, có nhiều người đứng đằng sau lặng lẽ tư vấn, hỗ trợ. Và rồi bộ hồ sơ đã được đưa về Huế - nơi có chiếc cầu Trường Tiền biểu tượng, nơi có tuổi thơ của người phụ nữ tuổi bước qua ngũ tuần luôn đau đáu tình yêu quê hương.

“Càng lớn tuổi tôi càng nghĩ về quê hương và muốn làm điều gì đó cho Huế. Có những việc lớn lao tôi không thể làm được, nhưng việc đấu giá và đưa bộ hồ sơ cầu Trường Tiền về quê hương thì trong tầm tay”, bà Hương nói chắc chắn và bảo rằng đó là cách mình trân trọng, bảo vệ giá trị văn hóa. Bà mong rằng, khi bộ hồ sơ này nằm trên mảnh đất quê hương sẽ phát huy được giá trị cũng như được bảo tồn để cho thế hệ sau được hiểu và biết về cây cầu huyền thoại bên dòng Hương giang.

TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia tại Huế nói rằng, việc tiếp nhận bộ tài liệu cầu Trường Tiền ngoài là câu chuyện kết nối những người yêu văn hóa còn khẳng định được giá trị tư liệu quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị.

Diễn trình từ khi hình thành và trải qua nhiều lần tu bổ, cầu Trường Tiền như một cuốn phim, với rất nhiều giai đoạn, dấu ấn riêng. Trong đó, bộ hồ sơ mà phân viện tiếp nhận từ bà Hương tập trung vào hai giai đoạn sửa chữa đó là thời điểm năm 1937 và 1953.

Dù đã xem qua rất nhiều thông tin trên đó, nhưng theo TS. Hằng để giải mã một cách chính xác cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia cầu đường. “Chúng tôi đang cho số hóa, sau đó sẽ mời chuyên gia đọc thông tin để làm rõ các vấn đề như vì sao sửa, sửa cái gì, rộng ra bao nhiêu, cong bao nhiêu, tiêu tốn bao nhiêu”, TS. Hằng nói và cho biết, song song với việc đó sẽ tìm cách tiếp cận thêm nhiều tư liệu trước và sau hai giai đoạn nói trên để tạo được tính liên kết, hoàn chỉnh từ giai đoạn sơ khởi cho đến thời điểm hiện tại. Trong đó, chú trọng việc tìm và sao chụp bộ hồ sơ thiết kế - thi công cầu Trường Tiền vào năm 1897, đợt trùng tu giai đoạn 1991 - 1995 và gần đây nhất là việc phục hồi hệ thống ban công ngắm cảnh vào năm 2017.

Bài, ảnh: Nhật Minh
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Danh sách bình luận (1)
Ti
Thuận itm - 26/02/2024 12:21
Yêu Huế, và những người yêu Huế!

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam là biểu tượng của phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa, các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới. Đây là lời khẳng định của Giáo sư Ezequiel Ramoneda, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (CESEA) thuộc Viện quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata Argentina (UNLP).

Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Huế thương hoài

Có những người, tưởng như đã rất quen, đã thuộc nhau tới từng ánh mắt, nụ cười, bỗng chốc lại thấy có nét gì đó là lạ. Chính cái trạng thái lạ mà quen ấy khiến mối quan hệ càng thêm hấp dẫn, bền lâu. Với một vùng đất cũng vậy, như là Huế chẳng hạn.

Huế thương hoài
Mùa thu rơi trên sông

Tôi thích ngắm viễn cảnh của sông Hương lúc ban mai. Đó đúng là một viễn cảnh thật huy hoàng theo đúng nghĩa đen của nó.

Mùa thu rơi trên sông
Chớm hạ

Chiều tối qua có cơn mưa bất chợt trở lại. Phố ướt át như kiểu dùng dằng không nỡ chuyển mùa. Thế mà buổi sáng bầu trời như có ai vẩy chiếc chổi lông quét sạch mây xám. Sương rất nhẹ, mơ hồ như hơi ấm bình minh làm chiếc áo lụa mong manh ấy tan cùng những gợn sóng sông Hương.

Chớm hạ
KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ TÔ HIỆU (1912 - 2022)
Biểu tượng của sức sống bền bỉ và tinh thần cách mạng

Sinh thời, nhận định về gương hy sinh và tinh thần cách mạng kiên cường của đồng chí Tô Hiệu, Tổng Bí thư Trường Chinh viết: “Nói đến Tô Hiệu, những đồng chí nào đã từng tranh đấu với anh bên ngoài hay đã sống qua với anh trong ngục tối hẳn không thể quên anh được. Với tính điềm đạm, nhẫn nại và đầy đức tính hy sinh, anh xứng đáng là một chiến sĩ cộng sản khuôn mẫu”.

Biểu tượng của sức sống bền bỉ và tinh thần cách mạng

TIN MỚI

Return to top