ClockThứ Ba, 18/02/2014 13:44

Cần có trung tâm tổ chức sự kiện của tỉnh

TTH - Là địa phương hàng năm tổ chức rất nhiều sự kiện văn hóa, du lịch lớn, đặc biệt là các chương trình Festival Huế, Festival Nghề truyền thống Huế, Sóng nước Tam Giang, Thuận An biển gọi, Lăng Cô huyền thoại biển… Song cứ mỗi lần các sự kiện diễn ra, do hệ thống âm thanh ánh sáng, sân khấu, đạo cụ… chưa đảm bảo, thiếu tính chuyên nghiệp và hiện đại nên thường phải đi thuê từ nơi khác về vừa không chủ động được trong tổ chức biểu diễn vừa tốn kém kinh phí. Tại sao tỉnh ta không thành lập một trung tâm tổ chức sự kiện của tỉnh với sự đầu tư bài bản hệ thống âm thanh, ánh sáng, sân khấu… nhằm giảm bớt các chi phí này?
 
Đem ý kiến này trao đổi với một số người làm công tác chuyên môn về tổ chức sự kiện, có ý kiến nói rằng: “Tỉnh ta nên có một chiến lược về đầu tư cho thiết bị sân khấu, âm thanh, ánh sáng. Chứ với tình hình hàng năm thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, lễ hội lớn mà lúc nào cũng phải đi thuê hệ thống âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, sân khấu… thì quả là một sự tốn kém lớn. Chỉ tính riêng đối với lễ khai mạc Festival Huế 2014 sắp tới đây thôi, kinh phí thuê sân khấu, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ… cũng đã lên đến gần 10 tỷ đồng. Quả là một nguồn kinh phí không nhỏ chút nào”.
 
Huế là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện lớn. (Trong ảnh: Chuẩn bị cho Lễ hội áo dài tại Festival Huế 2014). Ảnh: Diên Thống
 
Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói rằng: “Rõ ràng việc phải thường xuyên đi thuê âm thanh, ánh sáng, sân khấu hiện đại và đạt chuẩn thì không chỉ tốn kém nhiều kinh phí mà đôi khi còn bị động do đơn vị cho thuê ký hợp đồng với nơi khác nếu ở đó kinh phí thuê cao hơn. Tuy nhiên, cũng thông cảm trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn khó khăn, một lúc sắm toàn bộ hệ thống âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, sân khấu hiện đại rất khó. Để giải quyết bài toán này, theo tôi, có mấy đề xuất như sau: Thứ nhất, hiện nay hệ thống âm thanh của Nhà hát Ca kịch Huế cũng đã tốt rồi nên chăng tỉnh cần đầu tư thêm một số thiết bị nữa sẽ hoàn chỉnh và việc này không phải tốn kém nhiều, cùng lúc trang bị thêm cho đơn này một hệ thống sân khấu hiện đại vừa giúp cho đơn vị tổ chức hoạt động thường xuyên của mình; đồng thời, đảm bảo phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, các hoạt động lễ hội, văn hóa… lớn của tỉnh. Thứ hai, nếu tính đến sự chuyên nghiệp hóa trong việc tổ chức, cần thiết tỉnh cho thành lập một trung tâm tổ chức sự kiện (một đơn vị sự nghiệp của tỉnh) với đầy đủ hệ thống âm thanh, ánh sáng, sân khấu hiện đại và giao cho đơn vị này ngoài việc hàng năm phục vụ chính các hoạt động lớn của tỉnh thì có thể hợp đồng với các đơn vị, địa phương, cơ quan, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm khai thác có hiệu quả các trang thiết bị để có kinh phí trang trải hoạt động, bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất này”.
 
Ông Nguyễn Quang Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: “Chúng tôi cũng suy nghĩ về vấn đề này, bởi vì năm nào cũng sân khấu ấy, cũng dàn âm thanh ấy, song chúng ta phải thuê rất đắt đỏ, gây tốn kém không cần thiết. Tỉnh nên sớm thành lập một trung tâm tổ chức sự kiện của tỉnh là phù hợp nhất vừa đáp ứng được nhiệm vụ, không bị động vừa giảm được rất nhiều chi phí. Sắp tới, vấn đề này tôi sẽ xin ý kiến trong lãnh đạo Sở để có sự thống nhất và sau đó sẽ có văn bản tham mưu cho tỉnh”.
Hoàng Trọng Bửu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top