ClockThứ Bảy, 31/08/2024 10:44

Đưa gánh hàng rong lên... sân khấu

TTH - Một trong những công trình nghệ thuật chuẩn bị cho sự kiện chào mừng Ngày Quốc khánh (2/9/2024) và hướng tới những ngày lễ trọng đại trong năm 2025 của Hội Nghệ sĩ Múa Thừa Thiên Huế là “Gánh hàng rong xứ Huế”. Tác phẩm được phát triển từ ý tưởng của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế, khi ông lấy cảm hứng từ những bước chân tần tảo của các o, các mệ Huế bán hàng rong trên đường phố xưa.

Thông điệp, bản sắc văn hóa được truyền tải qua nghệ thuật múaÁo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok?Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

Các nghệ sĩ múa đang luyện tập“Gánh hàng rong xứ Huế” 

 Ở Huế, hình ảnh các o, các mệ với đôi gánh trên vai đi khắp các con đường, hẻm nhỏ hay ngồi bên lề đường, góc phố đã quá quen thuộc - Những gánh hàng rong đã “gánh và làm nên một phần văn hóa ẩm thực” của xứ Kinh kỳ.

Sau thời gian thai nghén khá lâu, đầu năm 2024 “Gánh hàng rong xứ Huế” chính thức triển khai. Thơ của “người thơ” Hồ Đăng Thanh Ngọc được chính ông chọn lựa, chuyển thể và trực tiếp làm cố vấn kịch bản. Chỉ đạo nghệ thuật là NSND Bạch Hạc, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Thừa Thiên Huế. Tổng đạo diễn là nghệ sĩ Thanh Mãi, Hiệu trưởng Trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế. Tổng biên đạo nghệ thuật múa là nghệ sĩ Mai Trung, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Thừa Thiên Huế, nghệ sĩ múa Bạch Mai. Tác phẩm còn có sự tham gia của các biên đạo múa trẻ, như: Thế Phong, Bạch Mai, Phan Hoàng, Diệu Hy, Phan Tuần, Hoàng Vân, Ánh Hồng và gần 70 nghệ sĩ múa tuổi từ 20 - 40 đến từ Nhà hát Nghệ thuật Cung đình, Nhà hát Ca kịch Huế, Trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế.

Được chia thành 3 chương lớn, “Gánh hàng rong của mẹ” là chương mở đầu được các nghệ sĩ múa tái hiện nên khung cảnh sinh hoạt của người dân xứ Huế, xây dựng hình ảnh người mẹ gánh hàng tần tảo kiếm sống. Trên đôi vai gầy của mẹ không chỉ là đôi quang gánh, mà còn là hy vọng, là tương lai của gia đình, con cái. Hình ảnh căn cốt để “gánh hàng rong” trở thành nét đặc trưng, hình ảnh dân sinh quen thuộc của Huế, giúp Huế trở thành “xứ sở hàng rong” một thời, dễ thương, dễ mến.

Chương hai, khán giả được các nghệ sĩ đưa về thời chiến với “Tiếng rao giữa vòng địch”, thời kỳ khó khăn nhất của dân tộc. Dẫu loạn lạc, nguy hiểm, đạn bom, người phụ nữ Cố đô vẫn kiên cường với đôi gánh trên vai. Họ gánh “sự nghiệp sinh tồn của gia đình” một bên, ở bên còn lại để cho con tránh đi phần nào lửa đạn chiến tranh. Nhưng sự bất khuất, kiên trung ấy đi kèm với lòng yêu nước, trách nhiệm làm người. Đó là những bó truyền đơn được ngụy trang trong mẹt bánh, dưới yếm ngồi của con. Khi ấy, họ không chỉ gánh trên vai tương lai của bản thân, mà còn cả tương lai của đất nước. Ở họ tỏa sáng phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Kết thúc chiến tranh, Huế trở lại dáng vẻ yên bình cùng những lời rao đã đi vào câu ca, tiếng hát. Ẩm thực Cố đô được nâng lên thành nghệ thuật từ những mẹt bánh đi rong xưa. Bên cạnh đó, những gánh hàng rong vẫn theo các o, các mệ tỏa khắp ngõ, lối xứ Cố đô. Thành phố phát triển, đời sống người dân ngày càng hiện đại, các hàng quán cũng xuất hiện nhiều hơn, thế nhưng hàng rong vẫn còn đó, như một văn hóa riêng của xứ sở, như NSND Bạch Hạc nhận định: “Từ đòn gánh trên vai, người dân Huế đã làm nên nét văn hóa ẩm thực mà không nơi nào có được”.

Bao năm tháng trôi qua, gánh hàng rong vẫn ngược xuôi từ trong tinh sương cho đến hoàng hôn. Với nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, hình ảnh ấy giản dị mang đến cho vùng đất này một sự bình yên vô cùng dễ thương và đáng quý. “Những bước chân của các thế hệ hàng rong xứ Huế bình dị, mưu sinh một cách lương thiện. Chính điều đó góp phần làm nên giá trị ẩm thực văn hóa Huế, góp phần xây dựng Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”, nhà thơ Thanh Ngọc chia sẻ.

Hình thành từ năm 1994, Hội Nghệ sĩ Múa Thừa Thiên Huế có bề dày thành tích trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật của Cố đô nói chung và các hoạt động múa nói riêng.
Phạm Phước Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội Nghệ sĩ Múa ra mắt “Gánh hàng rong xứ Huế”

Tối 26/8, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nghệ sĩ Múa Thừa Thiên Huế tổ chức biểu diễn báo cáo và ghi hình chương trình nghệ thuật Thơ múa “Gánh hàng rong xứ Huế”.

Hội Nghệ sĩ Múa ra mắt “Gánh hàng rong xứ Huế”
Lý luận, phê bình vẫn là “khoảng trống” của sân khấu

Có vai trò dẫn dắt dư luận, định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, nhưng trên thực tế, hoạt động lý luận, phê bình có phần đứng ngoài rìa đời sống sân khấu, khiến sân khấu thêm trầm lắng và ảm đạm. Đây là tình trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” đã được đề cập suốt nhiều năm qua, song chưa được giải quyết thấu đáo, gây không ít trăn trở cho những người nặng lòng với sân khấu nước nhà.

Lý luận, phê bình vẫn là “khoảng trống” của sân khấu
Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok?

Trong khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024, lần đầu tiên, áo dài Việt Nam đứng chung sân khấu với hanbok của Hàn Quốc trong một đêm trình diễn. Tuy vậy, áo dài và hanbok lại có hai số phận khác nhau, dù rằng đều là trang phục truyền thống của hai dân tộc.

Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok
NSND Ngọc Bình dành cả đời cho sân khấu

Nói đến ca kịch Huế không ai không nghĩ ngay đến Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Ngọc Bình, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca kịch Huế, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế, người đã dành cả đời cho sân khấu.

NSND Ngọc Bình dành cả đời cho sân khấu
Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu

Không chỉ đảm nhận chức năng hàng lưu niệm, những sản phẩm được làm ra từ các làng nghề truyền thống còn mang trong mình sứ mệnh trang trí, đạo cụ cho những chương trình nghệ thuật. Những chiếc nón, hoa giấy, con diều đủ sắc màu đã giúp người xem hiểu hơn giá trị văn hóa làng nghề.

Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu
Return to top