ClockThứ Hai, 15/07/2024 09:58

Lý luận, phê bình vẫn là “khoảng trống” của sân khấu

Có vai trò dẫn dắt dư luận, định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, nhưng trên thực tế, hoạt động lý luận, phê bình có phần đứng ngoài rìa đời sống sân khấu, khiến sân khấu thêm trầm lắng và ảm đạm. Đây là tình trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” đã được đề cập suốt nhiều năm qua, song chưa được giải quyết thấu đáo, gây không ít trăn trở cho những người nặng lòng với sân khấu nước nhà.

NSND Ngọc Bình dành cả đời cho sân khấuNghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dàiNhạc Trịnh & đêm mưa khó quên

Cảnh trong vở “Bến nước thời gian” của Nhà hát Tuổi trẻ. (Ảnh THÙY DƯƠNG) 

Trao đổi tại Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp của lý luận, phê bình sân khấu hôm nay” được Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức gần đây, PGS, TS Trần Trí Trắc thẳng thắn nhận định: Ngành lý luận, phê bình sân khấu ở Việt Nam chưa thể gọi là chuyên nghiệp vì còn rất non trẻ, mang tính phong trào. Những ai được gọi là nhà lý luận, phê bình cũng nhận thấy mình chưa xứng đáng với danh hiệu đó, bởi chưa bao giờ coi phê bình sân khấu là nghề nghiệp sống còn. Bài viết của họ có công phu đến mấy cũng chỉ được ít tiền nhuận bút không tương xứng giá trị “đầu vào”, cho nên nhiều người được đào tạo bài bản hoặc đã từng có tiếng tăm một thời, sớm muộn cũng phải “chạy làng” sang những ngành khác.

Theo PGS, TS Trần Trí Trắc, đã từng có một thời, đội ngũ lý luận, phê bình sân khấu đã phát huy được vai trò rực rỡ khi nền sân khấu cách mạng nước ta ở thời điểm phát triển mạnh mẽ. Nhưng hiện nay, nguồn nhân lực cũ được đào tạo tại Liên Xô trước đây, Trung Quốc, Đại học Tổng hợp (nay là Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội) và Trường đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội, đã khuất núi hoặc già yếu, trong khi nguồn nhân lực mới hầu như không có (Trường đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội ngót 20 năm trở lại đây không mở được lớp lý luận, phê bình vì không có thí sinh đăng ký tuyển sinh đầu vào, trong các mã ngành cử đi đào tạo nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, không có mã ngành lý luận, phê bình sân khấu).

Thêm nữa, các nhà hát, các đơn vị nghệ thuật cũng chưa coi nhà lý luận, phê bình sân khấu là thành viên thân thiết trong sáng tạo, cho nên lý luận, phê bình sân khấu càng trở nên lạc nhịp trong bối cảnh hiện tại. “Lương thấp, nhuận bút ít, làm việc tận tụy để “được” ghét, thì đành... thượng sách phải chạy làng hoặc hạ sách là uốn bút” - PGS, TS Trần Trí Trắc xót xa cho hay.

Thiếu những cuộc “bút chiến” ra trò, thiếu những tranh luận, phản biện đến cùng trên tinh thần xây dựng của những người có chuyên môn, cho nên không khó lý giải tại sao dù có nhiều vở diễn liên tục ra đời thì diện mạo sân khấu vẫn cứ thiếu sôi động, nhạt nhòa, khan hiếm những tác phẩm chất lượng cao, khó khăn trong tiếp cận công chúng. Nhiều chuyên gia cho rằng, viết lý luận, phê bình sân khấu hiện nay rất khó. Bởi muốn viết dài cho thấu đáo, chỉ hợp để đăng tạp chí, song chờ tạp chí ra thì vở đã diễn xong. Còn với bài báo bị quy định về dung lượng thì chỉ có thể khen chỗ này một tí, chê chỗ kia một tí, chẳng ra lý luận hay phê bình, chỉ đơn thuần là bài báo giới thiệu tác phẩm.

Nói như TS Trần Thị Minh Thu (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) là: Lý luận, phê bình sân khấu Việt Nam hiện nay vừa yếu, trống vắng, vừa có dấu hiệu lệch hướng. Có rất ít công trình, bài viết, chuyên luận phê bình thật sự sắc bén, có chiều sâu, có giá trị định hướng cho sáng tạo của văn nghệ sĩ. Đội ngũ phê bình chuyên nghiệp bị lép vế, không có “đất dụng võ”...

Lâu nay lý luận, phê bình vẫn được ví như “bác sĩ” của sân khấu. Nếu thiếu “bác sĩ”, nghệ thuật sân khấu sẽ chẳng thể khỏe mạnh. Vì thế, vai trò quan trọng của lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng cần được nhận diện đầy đủ và khẳng định trên thực tế bằng những giải pháp cụ thể. TS Trần Thị Minh Thu cho rằng, nhiệm vụ quan trọng là phải xây dựng được đội ngũ các nhà lý luận, phê bình sân khấu có chuyên môn; cần có chính sách cử người có năng lực đi đào tạo ở nước ngoài; có cơ chế đặc thù khuyến khích người theo học ngành lý luận, phê bình; nâng cao nguồn kinh phí dành cho các công trình nghiên cứu, điều chỉnh mức lương, mức nhuận bút để tạo động lực cống hiến cho các nhà lý luận, phê bình; thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao ý thức công dân, trách nhiệm và đạo đức làm nghề đối với đội ngũ lý luận, phê bình...

Để lý luận, phê bình sân khấu phát huy vai trò ngay từ khâu sáng tạo tác phẩm, theo nhà viết kịch Lê Quý Hiền, bản thân các đơn vị sân khấu, các hội đồng nghệ thuật cần có những nhà hoạt động sân khấu rành về lý luận, phê bình để giúp ê-kíp sáng tạo bảo đảm được tính thống nhất của vở diễn về thể tài, sự phát triển hành động kịch và nhấn được thông điệp của tác phẩm...

Như đã đề cập, “đất” dành cho lý luận, phê bình sân khấu trên báo, đài không còn nhiều, song sự phát triển của các nền tảng công nghệ cũng đang mở ra nhiều “cánh cửa” khác. Nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng quan điểm, bản thân lý luận, phê bình cũng phải thay đổi, không thể chỉ mãi bó hẹp trong những dạng thức cũ, là những bài viết viện dẫn hết lý luận cao siêu nọ đến trường phái kia. “Những cái ấy rất hay vì tính hàn lâm, nhưng để công chúng hiểu được, người làm lý luận phải tìm cách đại chúng hóa, nhằm mục đích đưa tới gần công chúng hơn nữa” - ông Nguyễn Toàn Thắng nhấn mạnh.

Hiện nay, có nhiều người làm nội dung trên nền tảng mạng xã hội đang có nguồn thu khá tốt từ việc phê bình phim, review phim, nên kho tàng sân khấu Việt Nam với hệ thống các tác phẩm kinh điển đủ thể loại, và hàng chục tác phẩm sân khấu được dàn dựng hằng năm rõ ràng là cả bầu trời đề tài để các nhà lý luận, phê bình sân khấu thử sức trên môi trường số...

Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa gánh hàng rong lên... sân khấu

Một trong những công trình nghệ thuật chuẩn bị cho sự kiện chào mừng Ngày Quốc khánh (2/9/2024) và hướng tới những ngày lễ trọng đại trong năm 2025 của Hội Nghệ sĩ Múa Thừa Thiên Huế là “Gánh hàng rong xứ Huế”. Tác phẩm được phát triển từ ý tưởng của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế, khi ông lấy cảm hứng từ những bước chân tần tảo của các o, các mệ Huế bán hàng rong trên đường phố xưa.

Đưa gánh hàng rong lên  sân khấu
Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok?

Trong khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024, lần đầu tiên, áo dài Việt Nam đứng chung sân khấu với hanbok của Hàn Quốc trong một đêm trình diễn. Tuy vậy, áo dài và hanbok lại có hai số phận khác nhau, dù rằng đều là trang phục truyền thống của hai dân tộc.

Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok
NSND Ngọc Bình dành cả đời cho sân khấu

Nói đến ca kịch Huế không ai không nghĩ ngay đến Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Ngọc Bình, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca kịch Huế, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế, người đã dành cả đời cho sân khấu.

NSND Ngọc Bình dành cả đời cho sân khấu
Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu

Không chỉ đảm nhận chức năng hàng lưu niệm, những sản phẩm được làm ra từ các làng nghề truyền thống còn mang trong mình sứ mệnh trang trí, đạo cụ cho những chương trình nghệ thuật. Những chiếc nón, hoa giấy, con diều đủ sắc màu đã giúp người xem hiểu hơn giá trị văn hóa làng nghề.

Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu

TIN MỚI

Return to top