ClockChủ Nhật, 07/07/2024 13:17

NSND Ngọc Bình dành cả đời cho sân khấu

TTH - Nói đến ca kịch Huế không ai không nghĩ ngay đến Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Ngọc Bình, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca kịch Huế, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế, người đã dành cả đời cho sân khấu.

Hình tượng người lính Cụ Hồ trong văn học nghệ thuật

NSND Nguyễn Ngọc Bình trong vai Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ảnh: Nhân vật cung cấp 

NSND Nguyễn Ngọc Bình (sinh 1958) nguyên quán làng Uất Mậu (Quảng Hưng, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế), nhưng nơi sinh là Đồng Hới bởi ngày ấy, ba mẹ ông đang theo gánh hát biểu diễn tại Quảng Bình. Ba ngày sau khi sinh, ông theo ba mẹ ra Hà Nội rồi lớn lên tại khu tập thể của Trường trung cấp Nghệ thuật Sân khấu Điện ảnh - nơi hội tụ các loại hình nghệ thuật như tuồng, chèo, dân ca bài chòi…

Tình yêu ca kịch thấm trong ông từ sớm bởi sinh ra trong gia đình hoạt động nghệ thuật. Bên nội, nhiều người bác của ông làm trong ban Nhã nhạc Cung đình. Bên ngoại có ông ngoại là thầy tuồng có tiếng, chị em của mẹ ông thì người là diễn viên tuồng, người là diễn viên ca kịch. Ba của ông là Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Nguyễn Ngọc Yến, trưởng đoàn đầu tiên của Đoàn Ca kịch Huế; mẹ là nghệ sĩ Kim Oanh một nghệ sĩ có tiếng trong nghề; chị đầu là Kim Vàng, Nghệ nhân Ưu tú của Ca Huế; chị sau Kim Kiều cũng hoạt động nghệ thuật. NSND Ngọc Bình thường đùa “nội, ngoại gộp lại được một đoàn nghệ thuật”.

Duyên nợ nghệ thuật của NSND Ngọc Bình bắt đầu từ năm 1972 khi được tin Đoàn Ca kịch Trị Thiên Huế (lúc ấy ở Hà Nội) vào chiến trường Bình Trị Thiên biểu diễn, cậu bé Ngọc Bình rất muốn theo và đã được cho phép. Ông nhớ lại lần đầu vào vai diễn, là vai phụ nhỏ, nhưng ông rất lo lắng, hồi hộp... Nhưng lần đầu tiên ấy cũng là lần đã giúp ông nhận ra cuộc sống dưới ánh đèn sân khấu là đam mê của mình. Ngày thống nhất đất nước, trong Đoàn Ca kịch Trị Thiên Huế trở về quê hương đất Thừa Thiên có thêm Ngọc Bình.

Năm 1980, NSND Nguyễn Ngọc Bình gia nhập Đoàn Kịch nói Bình Trị Thiên. Với loại hình này, ông sớm nhận được nhiều lời khen qua các vở “Đôi dòng sữa mẹ”, “Cha con người hát rong”, “Ê - đíp Vua”… Năm 1989, Bình Trị Thiên chia thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; đoàn kịch nói phân về Quảng Bình, ông đầu quân về lại Đoàn Nghệ thuật Ca kịch Huế. Đây là thời điểm gian khó của đoàn, nhiều nghệ sĩ từ bỏ đam mê vì nghề không nuôi nổi người. Đã có lúc chính ông cũng băn khoăn, theo hay bỏ nghề. “Nhưng ca kịch ăn vào trong máu rồi, không tách ra nổi, thôi chấp nhận khổ”, NSND Ngọc Bình tâm sự.

Thời bao cấp, đời sống vất vả, kinh phí không có để mời đạo diễn dàn dựng, trong hoàn cảnh vừa đi diễn vừa dựng vở, thấy Ngọc Bình từng học hỏi từ người cha, hiểu nghề lại nhanh ý nên lãnh đạo đoàn cho ông thử dàn dựng một số vở diễn và thấy cũng “được được”. Sẵn đà, năm 1990, ông tham gia lớp đạo diễn (Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp (1995), ông được bổ nhiệm làm Trưởng đoàn kiêm Chỉ đạo nghệ thuật, kiêm đạo diễn, diễn viên Đoàn Nghệ thuật Ca kịch Huế. Ở vai trò mới với vốn kiến thức có hệ thống, nghệ sĩ Ngọc Bình phát huy tài năng và đạt được nhiều tiếng vang. Những vở kịch ông dàn dựng và vai diễn ông đảm nhiệm đã thu hút khán giả đến với sân khấu ca kịch Huế nhiều hơn bao giờ hết.

Với tư cách diễn viên, Ngọc Bình từng là Châu Tuấn trong vở “Thoại Khanh - Châu Tuấn”, Nhị Tớ “Viên đạn súng kíp”, Kiểm “Rừng sương đỏ”, Tà Lừng “Vòng oan nghiệt”, Đê - mi - lốp trong “Mảnh đất đời người”,… Khi làm đạo diễn, các vở “Dòng sông đỏ”, “Những bóng ma trên thảo nguyên”, “Sương phủ Hoàng cung”,… của ông đều được khen ngợi và giành giải thưởng trong các kỳ liên hoan sân khấu chuyên nghiệp.

Trong sự nghiệp của mình, Ngọc Bình tự hào nhất với tác phẩm “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ”, ông vừa là đạo diễn, vừa đảm nhận vai Hồ Chủ tịch. Tác phẩm đã nhận nhiều giải thưởng danh giá, như Huy chương Vàng tại Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc năm 2009, Huy chương Vàng Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2010, giải Đặc biệt xuất sắc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao tặng… “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ” mang lại vinh quang lớn trong sự nghiệp mà ông theo đuổi, ghi nhận thành quả lao động nghệ thuật miệt mài, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong sáng tạo nghệ thuật trên cương vị đạo diễn, chỉ đạo diễn xuất của ông.

“Theo nghề, nghề theo”, ông  được mời tham gia Festival Huế 2016, 2018 với vai trò tổng đạo diễn; lên kịch bản cho nhiều chương trình lễ hội, sự kiện lớn như Khai mạc năm du lịch Duyên hải Bắc Trung Bộ 2012; Chương trình Âm sắc Hương Bình - Tôn vinh ca Huế 2014…

Nói về nghề, NSND Ngọc Bình nhận định vẻ đẹp của mỗi loại hình sân khấu đều có sắc thái và tiết tấu của từng giai đoạn. Nghệ thuật Ca kịch Huế cũng có lúc thăng trầm, tưởng chừng như khó vượt qua. Thu nhập của người làm nghệ thuật tương đối thấp so với mặt bằng chung của xã hội, đã thế còn là “dâu trăm họ”. Thế nhưng ông tự nhận mình là một “con nghiện nghệ thuật sân khấu”, niềm đam mê, tình yêu… đã cho ông động lực, sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn. Mong muốn của ông là nghệ thuật sân khấu và những nghệ sĩ sân khấu sẽ được quan tâm hơn, vì “nghề đặc thù cần có chế độ đặc thù”. Nhưng, “Riêng với tôi, nghề đã cho tôi nhiều, chập chững vào nghề, trở thành diễn viên gạo cội, đạo diễn, rồi thành Giám đốc Nhà hát Ca kịch Huế, được phong Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân, nhiều Bằng khen, Huân chương... Đến nay, nghệ thuật sân khấu vẫn là niềm vui tuổi già khi tôi vẫn thường xuyên được mời làm đạo diễn hay hướng dẫn cho các đoàn ca kịch trải dài khắp Việt Nam”, người nghệ sĩ già chia sẻ với nụ cười tỏa sáng.

Phạm Phước Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa gánh hàng rong lên... sân khấu

Một trong những công trình nghệ thuật chuẩn bị cho sự kiện chào mừng Ngày Quốc khánh (2/9/2024) và hướng tới những ngày lễ trọng đại trong năm 2025 của Hội Nghệ sĩ Múa Thừa Thiên Huế là “Gánh hàng rong xứ Huế”. Tác phẩm được phát triển từ ý tưởng của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế, khi ông lấy cảm hứng từ những bước chân tần tảo của các o, các mệ Huế bán hàng rong trên đường phố xưa.

Đưa gánh hàng rong lên  sân khấu
Lý luận, phê bình vẫn là “khoảng trống” của sân khấu

Có vai trò dẫn dắt dư luận, định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, nhưng trên thực tế, hoạt động lý luận, phê bình có phần đứng ngoài rìa đời sống sân khấu, khiến sân khấu thêm trầm lắng và ảm đạm. Đây là tình trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” đã được đề cập suốt nhiều năm qua, song chưa được giải quyết thấu đáo, gây không ít trăn trở cho những người nặng lòng với sân khấu nước nhà.

Lý luận, phê bình vẫn là “khoảng trống” của sân khấu
Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok?

Trong khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024, lần đầu tiên, áo dài Việt Nam đứng chung sân khấu với hanbok của Hàn Quốc trong một đêm trình diễn. Tuy vậy, áo dài và hanbok lại có hai số phận khác nhau, dù rằng đều là trang phục truyền thống của hai dân tộc.

Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok
Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu

Không chỉ đảm nhận chức năng hàng lưu niệm, những sản phẩm được làm ra từ các làng nghề truyền thống còn mang trong mình sứ mệnh trang trí, đạo cụ cho những chương trình nghệ thuật. Những chiếc nón, hoa giấy, con diều đủ sắc màu đã giúp người xem hiểu hơn giá trị văn hóa làng nghề.

Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu
Cần sự bứt phá để sân khấu tìm được chỗ đứng vững vàng trong đời sống

Sau hai năm "ngủ đông" bởi đại dịch Covid-19, hoạt động sân khấu trở nên sôi nổi với các liên hoan, hội diễn được tổ chức liên tục. Nhiều đơn vị nghệ thuật đầu tư công phu dựng vở diễn mới, xây dựng kịch mục phong phú nhằm tìm lại khán giả. Dù bức tranh tổng thể có vẻ sôi động nhưng nếu quan sát kỹ, không khó thấy vẫn còn đó những khó khăn tồn đọng bấy lâu chưa được giải quyết, đòi hỏi cần có một sự bứt phá ngoạn mục để sân khấu tìm được chỗ đứng vững vàng trong đời sống hiện nay.

Cần sự bứt phá để sân khấu tìm được chỗ đứng vững vàng trong đời sống

TIN MỚI

Return to top