ClockThứ Năm, 18/06/2015 16:30

Gặp Huế giữa lòng Sài Gòn

TTH - Xa Huế, vô Sài Gòn lập nghiệp, bị cuốn theo những cơm áo gạo tiền, những guồng quay quay cuồng của cuộc sống thì trong lòng mỗi người trẻ dù là sôi nổi đến đâu cũng hẳn sẽ có những lúc chùng xuống, nhớ quê da diết.

Thế nên giữa lòng Sài Gòn, mỗi khi nhìn thấy xe mang biển số 75 là ngoái đầu nhìn lại như thấy điều gì thân thương lắm, gần gũi lắm, kiểu như “người nhà mình”. Có hôm giật mình vì đang đi, có bạn phóng xe máy vụt lên rồi quay lại cười hớn hở: “Huế à? Ở mô rứa, bữa mô rảnh cafe hí” rồi lại cười cười, phóng xe đi. Trong lòng thấy vui vui, vì gặp Huế chớ lời hẹn kia biết khi mô mới thực hiện được, bởi có biết là ai đâu mà gặp. Nhưng biết đâu… lại có duyên…

Giữa lòng Sài Gòn, mỗi khi nghe giọng Huế lại thấy bớt nỗi da diết nhớ quê. Rồi sau đó là tìm cách bắt chuyện hay chỉ cần ngồi im mà nghe cho thỏa. Giữa lòng Sài Gòn, thấy ấm lòng khi bắt gặp những tà áo dài tím Huế. Đó có thể là người Huế, có thể là người yêu Huế, cũng có thể chỉ là vô tình chọn màu yêu thích. Dù là gì đi nữa thì chỉ cần thấy màu sắc đặc trưng ấy, những người Huế nơi đây cũng luôn thấy nhẹ nhàng và bất chợt trên môi là nụ cười chớm nở.
Giữa lòng Sài Gòn, đôi khi rủ nhau đi ăn món Huế ở những quán Huế rồi giới thiệu cho nhau. Có khi không đúng lắm với vị Huế vì có biến tấu chút ít cho hợp với khẩu vị nơi đây, có khi tới nơi, kêu món thì chỉ còn 2 tô cuối, hết cả rau nhưng vẫn ăn ngon lành. Lúc này, có lẽ không cảm nhận món ăn bằng vị giác mà bằng cảm giác. Chỉ cần gắn với Huế thì vẫn thấy ngon miệng như thường.
Giữa Sài Gòn, thấy một người bạn Huế của mình gọi điện về nhà cho mạ rồi khóc thút thít. Hỏi có chuyện chi thì hắn sụt sùi: “Ở nhà mạ la thì thấy khó chịu mà đi xa rồi mỗi lần gọi điện về nhà là cầm lòng không đặng. Thương mạ giữa trời nắng chang chang mà vẫn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời với công việc nhà nông. Vậy mà mạ còn động viên con ăn uống đầy đủ, đảm bảo sức khỏe để học tập, làm việc cho tốt chứ đừng lo cho mạ. Ở nhà, mạ tự lo được”.
Vậy đó, giữa lòng Sài Gòn, thật vui khi bắt gặp những điều rất Huế...
Phan Thi Luyện
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Return to top