ClockChủ Nhật, 27/07/2014 18:40

Giới thiệu cuốn sách “Một ngày nhớ bao ngày xưa ấy” của cố nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha

TTH - Nhân kỷ niệm một năm ngày mất của cố nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha (8/8/2013 - 8/8/2014), NXB Thuận Hóa phối hợp với gia đình, đồng chí, đồng nghiệp và bạn bè thân hữu của ông đã in xong cuốn sách "Một ngày nhớ bao ngày xưa ấy". 

Cuốn sách "Một ngày nhớ bao ngày xưa ấy" của cố nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha ra mắt bạn đọc

 

Sáng 27/7, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nhà báo và Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu cuốn sách có ý nghĩa này. Nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha sinh ngày 28/11/1934 tại thôn Tân Mỹ, xã Hải Lệ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình nông dân nghèo. Mồ côi bố mẹ, tuổi thơ của ông vô cùng vất vả. Ông tham gia cách mạng từ khi 14 tuổi. Từ năm 1949 đến tháng 3/1952, ông là liên lạc, thư ký Ban Chính trị Trung đoàn 95. Sau đó ông tham gia rất nhiều công tác khác nhau. Trong suốt những năm hoạt động, ngoài nhiệm vụ công tác chính trị, công tác Đảng, ông đam mê và luôn gắn bó đời mình với báo chí, với nghiên cứu lịch sử. Khi nghỉ hưu, ông vẫn thường xuyên cộng tác với nhiều tờ báo, tham gia biên soạn nhiều công trình lịch sử. Báo chí và nghiên cứu lịch sử Đảng luôn là nguồn sinh lực để Ngô Kha chia sẻ và cân bằng cuộc sống.

Tin, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Văn nghệ sĩ sáng tạo và cống hiến

Khởi nguồn từ cuộc vận động vào năm 2005, đến năm 2010, Giải thưởng Sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trở thành giải thưởng thường niên do Ban Tuyên giáo Trung ương phát động 5 năm 2 lần. Tại Thừa Thiên Huế, cuộc thi đặc biệt thu hút nhiều văn nghệ sĩ tham gia. Các tác phẩm về Bác chứa đựng tâm huyết của những nghệ sĩ liên tục được tạo ra trên đất Thần kinh, nơi người cha già dân tộc đã gắn bó thuở thiếu thời, thuở thanh niên.

Văn nghệ sĩ sáng tạo và cống hiến
Điều ước cuối cùng

Cụ Túc dừng tay sàng hạt, kéo vạt áo chặm mồ hôi đang rịn trên trán. Bên đống đất, con Còi lăn lộn rồi thình lình bật dậy, lồng qua vạt rau đuổi theo đàn gà đang mổ thóc trong cái nong phơi. Gà chạy tán loạn qua vườn bên kia, con Còi đứng rũ đất cát bám trên người, nằm phịch xuống vẻ thấm mệt. “Đi vào! Coi mình mẩy kìa, đất không là đất!”. Bị mắng, con Còi cụp đuôi ngó lơ rồi lững thững vào nằm dải thẻ ra hiên. Cụ Túc đấm thùm thụp vào cái lưng đau rồi cúi xuống sàng nốt mớ hạt muồng. Ba tháng nay chẳng đêm nào cụ chợp mắt, cái chân đến đêm lại hành cụ phải lọ mọ trở dậy xoa dầu nóng, rót ly nước muồng uống cho dễ ngủ.

Điều ước cuối cùng
Cổ vũ người trẻ tìm kiếm, tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc

Là sân chơi dành riêng cho các bạn trẻ, Cuộc thi sáng tác video clip “Tinh hoa Việt Nam” đã khép lại sau 6 tháng triển khai; ghi nhận gần 12.000 tác phẩm dự thi ngay từ vòng sơ loại, thu hút tổng cộng hơn 56 triệu lượt xem và hơn 679.000 lượt bình chọn trên các nền tảng số, mạng xã hội.

Cổ vũ người trẻ tìm kiếm, tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc
Lan tỏa Tủ sách Huế: Sao không đưa ra thị trường?

Tủ sách Huế ra mắt vào năm 2021 với cuốn sách đầu tiên thuộc tủ sách này đó là Địa chí Thừa Thiên Huế. Đến thời điểm này - sau hơn 3 năm, Tủ sách Huế đã có ấn phẩm thứ 11 “Huế - Kinh đô diệu kỳ” tập 1 và 2 vừa được ra mắt vào tháng 4/2024.

Lan tỏa Tủ sách Huế Sao không đưa ra thị trường

TIN MỚI

Return to top