ClockThứ Ba, 20/10/2015 17:07

Giữa mưa và nắng

TTH - Mưa, nên đến cơ quan, sau khi rũ áo, rũ tóc, lau mặt và lau giày… dân công sở bắt đầu nói với nhau về những con đường ngập nước. Về nỗi kẹt xe khi tất cả đều dồn vào vài con đường chính. Ai cũng vội nên cuối cùng rồi ai cũng chậm. Một vài bà mẹ cảm thấy méo mặt, loay hoay tìm chỗ gửi con khi trường mẫu giáo cho cháu nghỉ học. Thế giới bạn bè nội đô trên facebook sau đó cũng tràn ngập những con đường nước. Có lời kêu ca. Có lời phàn nàn. Nhưng cũng có cả những điều nghe ngồ ngộ khi lâu lắm rồi mới “gặp” lại “bạn ngập”. Một facebooker lại hoài nhớ về những ngày mưa lũ ở quê nhà…

Cũng như bao bà mẹ lo toan khác, điều đầu tiên mà tôi nghĩ đến sau khi biết con mình đã đến trường an toàn là ra chợ mua thêm 1-2 chục trứng, dăm lạng thịt và ít rau củ quả cho một vài ngày tới. Nhưng hình như mình là phận “rong rêu” nên thấy mớ cá lòng tong mới được kéo rớ còn tươi nguyên lại nổi cơn cả thèm. Chỉ là nghĩ đến một bữa cơm nóng. Cá kho khô quẹo với vài quả ớt xanh nhăn nheo trong cái nồi be bé còn bốc khói. Và đương nhiên là cả sự sì sụp rất vui của cả nhà trong không gian nhỏ.

Được đón về sau giờ tan học trưa, con út có vẻ tiếc rẻ lắm khi bảo, răng trường mô cũng ngập mà trường con lại không ngập hè? Là con út nhớ hồi học tiểu học, có khi phải lõm bõm lội qua khoảng sân ngân ngấn nước để vào lớp, và có lúc đường đến trường ngập sâu đến nỗi các phụ huynh phải tự cho phép mình “giải tán” con khỏi trường học. Con đầu nghe em bi bô kể chuyện ngập nước ban sáng lại bảo, ui chao ơi giờ còn nước không? Tiếc rứa! Lội nước đã mà! Thế giới con trẻ luôn là những điều vui, cả sự hào hứng nữa chứ đâu có nỗi lo toan và nhọc nhằn nào như người lớn mỗi khi nước về…
Sẩm tối. Cơn mưa lại ào ạt đổ xuống. Chồng chiều vợ, đứng dậy pha một bình trà nóng. Câu chuyện sau đấy rồi cũng chỉ loanh quanh chuyện mưa nắng. Mới tháng 8 thôi mà - câu trả lời như một sự khẳng định về một mùa mưa thật sự chưa đến khi vợ bâng quơ bảo mưa như là mưa của mùa. Là vì vợ thấy tiếng mưa nghe sốt ruột lắm. Thế nhưng nếu bảo kể ra những điều ấy, xem nó như thế nào có lẽ lại khó gọi thành tên.
Sáng sau thì mưa dường như đã đi khỏi, dù vẫn để lại dư âm trên những chiếc áo khoác chống lạnh mà mọi người mặc ra đường. Bạn gọi điện, bảo lắm việc quá, không thì trời đẹp ri mà được thả bộ cùng nhau là khoái tỷ lắm. Tôi đặt điện thoại xuống bàn với một chút bâng khuâng. Thấy tuổi mình rồi mà vẫn nao nức cảm xúc như ở một ngày nào đó, không mưa, không nỗi lo lắng nào.
Nhưng giờ hỏi thích gì trong khoảng không gian giữa mưa và nắng này, có lẽ câu trả lời cũng chỉ là một cái cười nhẹ. Có bao nhiêu điều mà chúng ta sẽ phải tranh thủ để làm nốt và làm bù sau một ngày mưa chậm.
Nguyễn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top