ClockThứ Ba, 16/01/2024 11:02

Gửi gắm hiện vật quý cho bảo tàng

TTH - Rất nhiều hiện vật trong số hàng chục hiện vật vừa được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tiếp nhận từ người tặng được các chuyên đánh giá vô cùng quý hiếm. Những hiện vật ấy là di sản văn hóa gắn liền với vùng đất, con người, đời sống văn hóa, thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của quân và dân Thừa Thiên Huế.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế sẽ dời về địa chỉ mới sau Tết Giáp Thìn 2024Trưng bày hơn 200 hình ảnh, hiện vật về A Lưới

 Thăm những tư liệu, hiện vật quý được các cá nhân hiến tặng cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế

Buổi hiến tặng vừa được tổ chức vào những ngày giữa tháng 12. Trước đó, các hiện vật này đã được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế mời các chuyên gia thẩm định và có những đánh giá bước đầu.

Trong số 80 hiện vật được tiếp nhận từ 6 cá nhân trong đợt này, có một số hiện vật được xếp vào hàng quý giá. Đáng chú ý, có hiện vật khuyên tai đầu thú do ông Ngô Văn Ánh hiến tặng được các chuyên gia Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho rằng là trang sức của người cổ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh. “Đầu thú được tạo tác tinh xảo với hai sừng cong vút cao, mắt hình lá, thân khuyên dày dặn, chính tâm có mấu cao hình tam giác, lỗ khuyên tròn, khoan hai đầu tách lõi rất tinh xảo và hiếm có vào thời kỳ này nói chung và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng”, các chuyên gia nhìn nhận.

Hay như ngạch cửa bằng đá được ông Huỳnh Hội tặng cho bảo tàng lần này được làm từ chất liệu đá mài - một loại đá tự nhiên, có niên đại vào khoảng thế kỷ XIX-XX. Các chuyên gia đến từ Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học (Đại học Huế) cho rằng, theo quan niệm phong thủy của người xưa, chiếc ngạch cửa này có vai trò rất quan trọng, có tác dụng ngăn chặn cũng như làm giảm tốc độ của các luồng khí xấu, các loại côn trùng, bọ sát... xâm nhập vào trong nhà.

Không thể không kể đến nhóm hiện vật thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ và thời kỳ xây dựng, bảo về Tổ quốc. Đó là chiếc thắt lưng của đồng chí Lê Duy Vy (Quận Đội trưởng Quận Nhì - Thành đội Huế, sử dụng trong thời gian hoạt động cách mạng từ năm 1970 - 1971) đồng đội của ông Nguyễn Đình Đãi. Sau khi đồng chí Lê Duy Vy hy sinh, ông Đãi đã lưu giữ chiếc thắt lưng này làm kỷ niệm cho đến khi trao tặng đến bảo tàng để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, trưng bày và giới thiệu đến công chúng. Ngoài ra còn có rất nhiều hiện vật khác như dao găm, cà mèn, vỏ bọc gối, khăn tay… từng được sử dụng trong quá trình hoạt động cách mạng cũng được tiếp nhận trong dịp này.

Theo lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, Huế là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa và truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, là nơi kết tinh, hội tụ tinh hoa văn hóa của dân tộc, cùng với quá trình giao thoa, tiếp biến và lan tỏa đã tạo cho văn hóa Huế có nét đặc sắc riêng biệt, có sức ảnh hưởng rộng lớn. Vì thế việc bảo tồn di sản văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng và bảo tàng luôn tiên phong công tác sưu tầm, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trao tặng, hiến tặng hiện vật.

Phong trào hiến tặng là một hoạt động quan trọng, thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa bảo tàng với công chúng trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa tốt đẹp của vùng đất. Những hiện vật này còn làm phong phú cho nội dung trưng bày tại bảo tàng, để hiện vật được giữ gìn và phát huy giá trị, giới thiệu rộng rãi đến mọi người.

Ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế cho hay, những tư liệu, hiện vật được tiếp nhận từ những năm trước đó cũng như năm 2023 luôn được bảo tàng cam kết gìn giữ, quản lý, bảo quản, đồng thời có phương án trưng bày một cách khoa học và hợp lý. “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác vận động, kêu gọi hiến tặng hiện vật với nhiều cách làm, cách tiếp cận sáng tạo. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành văn hóa cũng như bảo tàng”, ông Lộc nhấn mạnh.

Bài, ảnh: NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế: Kinh phí cho di chuyển vẫn gặp khó

Phương án di dời Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế từ di tích Quốc Tử Giám (số 1 đường 23/8, trong Kinh thành Huế) về địa chỉ mới 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế theo kế hoạch được tiến hành sau tết Giáp Thìn 2024. Thế nhưng do gặp trở ngại về kinh phí nên công tác này vẫn chưa thể hoàn thành theo tiến độ đề ra.

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế Kinh phí cho di chuyển vẫn gặp khó
Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (gọi tắt Bảo tàng) được thành lập từ năm 2009 và chính thức mở cửa không gian trưng bày mẫu vật từ năm 2020. Tuy còn "sơ khởi", nhưng các khu trưng bày của Bảo tàng đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trẻ đam mê đến tìm hiểu, trải nghiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung Cần không gian đúng nghĩa
Đến bảo tàng để thêm yêu văn hóa truyền thống

Bảo tàng Mỹ thuật Huế không chỉ là không gian trưng bày các triển lãm thu hút công chúng tham quan, mà những năm qua, nơi này đã trở thành điểm đến như một trường học trải nghiệm cho các em học sinh. Không chỉ hiểu thêm về nghệ thuật như hội họa, sắp đặt…, các em còn được nhập vai để cho ra tác phẩm theo cách của riêng mình.

Đến bảo tàng để thêm yêu văn hóa truyền thống
Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới

Hàng chục ngàn hiện vật với rất nhiều chất liệu, kích thước thuộc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang được đóng gói một cách cẩn thận chuẩn bị cho việc dời về địa chỉ mới ở số 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế.

Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới

TIN MỚI

Return to top