ClockThứ Tư, 15/06/2016 15:44

Hiệu ứng văn hóa từ một cuộc triển lãm

TTH - Đẹp, quý hiếm, hấp dẫn là những tiêu chí đánh giá về chất lượng và mỹ thuật của một bộ sưu tập khi được đưa ra trưng bày, giới thiệu trước công chúng.

TS. Thái Kim Lan tại triển lãm

Triển lãm bộ sưu tập áo dài xưa của TS. Thái Kim Lan không chỉ hội đủ ba yếu tố nói trên mà đã tạo ra một không gian văn hóa từ bên ngoài phòng trưng bày. Tôi cảm nhận được điều đó ngay từ khi tác giả đang âm thầm chuẩn bị. Và dự báo của tôi đã không sai.

Ít thấy cuộc triển lãm nào mà trước giờ khai mạc không khí thật rộn ràng, và có cả sự náo nức của khá nhiều người. Đó là hiệu ứng văn hóa, sự đồng cảm, chia xẻ của khán giả. Bên trong là những bộ áo dài xưa “màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh”; bên ngoài là những bộ áo dài nền nếp của các chị cùng thế hệ với tác giả, những bộ áo cách tân, áo dài hiện đại đủ sắc màu cuả các chị là công chức nhà nước.

Chiếc áo dài màu xanh của bà Viện trưởng Viện Văn hóa Đức tại Hà Nội được đón nhận một tràng pháo tay nồng nhiệt của khán giả.

Có thêm hai bộ đồng phục áo dài lụa trắng của các chị cựu nữ sinh Trường Đồng Khánh khi trình diễn văn nghệ, và áo dài trắng của các em nữ sinh trung học phổ thông đến từ lớp chuyên văn Trường ĐHKH Huế. Hôm sau, các em cũng rủ nhau trở lại phòng trưng bày trong một bộ đồng phục khác, bộ đồng phục hiện đại để mặc đến lớp trong những ngày thường.

Đặc biệt, có mấy bộ áo dài màu tím Huế tôi đã thấy ngoài sân trong buổi lễ khai mạc nhưng sáng hôm sau gặp lại ở trong phòng trưng bày thì mới biết là khách đến từ TP. Hồ Chí Minh. Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, Chủ tịch Hội Quán các bà mẹ, người Nam Bộ, một người rất nỗ lực khuyến khích chị em phụ nữ mặc áo dài. Người thứ hai là Đoàn Thị Liệp, cô giáo dạy văn suốt 30 năm lên lớp trong trang phục áo dài. Chiếc áo chị mặc in hình sông Hương với đề tài Ai đã đặt tên cho dòng sông.

Hôm khai mạc nhác thấy vài chị diện váy rất đẹp. Nhưng, hình như là họ đều sớm thấy được sự lạc lõng của mình trong bối cảnh ấy nên đã lặng lẽ đứng nép ở hàng phía sau cùng, hoặc nép sau những gốc cổ thụ trong khuôn viên nhà Bảo tàng Văn hóa Huế.

Đó là những ứng xử văn hóa của các đối tượng khán giả khi đến với một triển lãm văn hóa - nghệ thuật.

THANH TÙNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh

Sau thời gian trưng bày ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những tác phẩm thắng giải cuộc thi UOB Painting of the year 2023 đã được ban tổ chức đưa đến Huế để công chúng thưởng lãm. Ở đó những tác phẩm như đưa người xem lạc lối những khoảnh khắc dịu dàng đan xen giữa những rối ren, mệt mỏi của đời sống hiện đại.

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
Return to top