ClockThứ Bảy, 06/06/2015 16:21

Hội Nhà văn tỉnh:Nhiều tác phẩm được dư luận đánh giá cao

TTH.VN - Ngày 6/6, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2015-2020.

Nhiệm kỳ qua, nét nổi bật của hoạt động văn học được ghi nhận là số lượng tác phẩm của hội viên tăng đáng kể, trong đó nhiều tác phẩm có giá trị thật sự, được dư luận bạn đọc đánh giá cao. Bên cạnh đó, Hội Nhà văn đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, nhất là các hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam, các chương trình hội nghị - hội thảo, sinh hoạt chuyên môn gây được tiếng vang trong dư luận văn học cả nước.

Nhiều trại sáng tác đã được tổ chức trong và ngoài tỉnh, như: Hương Trà, Quảng Điền, A Lưới, Cồn Cỏ (Quảng Trị)… Qua các trại sáng tác, hội viên có điều kiện thâm nhập thực tế đời sống của nhân dân lao động, nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đặc biệt là trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hướng về biển đảo quê hương… Những tác phẩm hay về biển đảo thể hiện tâm huyết, trách nhiệm công dân – văn nghệ sĩ đã góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nhiệm kỳ tới, Hội đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế trở thành hội nghề nghiệp lớn mạnh, uy tín; tìm kiếm, hỗ trợ đầu tư đích đáng những tác phẩm văn học chất lượng vượt trội; đào tạo, bồi dưỡng lực lượng sáng tác trẻ, tạo đội ngũ kế thừa.

Trang Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Return to top