ClockThứ Ba, 29/07/2014 13:52

Huế rặt trong “Đi tìm nhành hoa thạch thảo”

TTH.VN - Sáng 29/7, Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu sách “Đi tìm nhành hoa thạch thảo” của tác giả Lê Duy Đoàn.

“Đi tìm nhành hoa thạch thảo” là cuốn sách đầu tay của tác giả Lê Duy Đoàn. Không kể lời mở và tựa, 11 bài viết trong tác phẩm dày 400 trang đem đến người đọc nhiều câu chuyện khác nhau, như: Đi tìm nhành hoa thạch thảo, Người dưng khác họ, Thơ vận vào người, Bùi Giáng bán... cháo gà, Sư phạm – Một con đường, Ngày xưa thân ái...


Cô giáo cũ của tác giả Lê Duy Đoàn đánh giá cao cuốn sách của học trò

Ngôn ngữ được tác giả dùng trong tập sách là ngôn ngữ Huế rặt. Dù hồi ức hay lúc cần giải thích bằng thuật ngữ khoa học thì vẫn là lối nói năng thuyết phục kiểu thầy giáo Huế: khúc chiết, logic, nhẹ nhàng mà không thể cãi được...

Trong tác phẩm, người đọc đặc biệt ấn tượng với ý thức bảo vệ văn hóa quê hương của tác giả. Phải có một trái tim đau đáu với văn hóa Huế mới thốt lên “Bún bò Huế chẳng còn như xưa” hay bỏ công tìm các cứ liệu xác định trò chơi xăm hường được bày để làm trò tiêu khiển trong nội cung Triều Nguyễn chứ không phải là trò chơi có nguồn gốc từ Trung Quốc…

Lê Duy Đoàn sinh năm 1945 tại Hương Trà, từng là nhà giáo, họa sĩ. Ông học và dạy học ở Huế, sau đó vào lập nghiệp ở Tp. Hồ CHí Minh.

Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top