ClockChủ Nhật, 21/01/2024 19:13

Khai mạc Triển lãm thư pháp "Kinh thành Huế trong thi họa - Hoàng đế Thiệu Trị và Ngự đề Đồ hội thi tập"

TTH.VN - Chiều 21/1, Bảo tàng gốm cổ Sông Hương tổ chức chương trình Tọa đàm văn hóa nghệ thuật và Triển lãm thư pháp với chủ đề "Kinh thành Huế trong thi họa - Hoàng đế Thiệu Trị và Ngự đề Đồ hội thi tập".

“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”Ngắm di sản từ “Vọng Huế”

 Cắt băng khánh thành triển lãm

Tọa đàm và triển lãm xoay quanh những sáng tác của Hoàng đế Thiệu Trị (1807 - 1847) được khắc in trong tập thơ "Ngự đề Đồ hội thi tập", từ đó bàn rộng hơn về những thành tựu văn hóa - nghệ thuật - kiến trúc dưới triều vua Thiệu Trị (1841 - 1847).

"Ngự đề đồ hội thi tập" là tập thơ nằm trong hệ thống trước tác đồ sộ của Hoàng đế Thiệu Trị, vị vua thứ 3 của nhà Nguyễn. Tập thơ chia làm 3 phần là "Ngự đề Danh thắng đồ hội thi tập",  gồm những bài thơ đề vịnh các cảnh đẹp trong Kinh thành và danh lam thắng cảnh của kinh đô Huế; "Ngự đề Cổ tích đồ hội thi tập": Những bài thơ đề vịnh tích cổ trong lịch sử thể hiện tinh thần giáo huấn hậu thế, làm tấm gương sáng cho cái học đế vương; "Ngự đề Nhân vật đồ hội thi tập" gồm những bài thơ vịnh tả sự vật, các loại hoa quả, muông thú, qua đó thể hiện thâm ý đưa sự giáo hóa vào thơ, dùng thơ để đào thục tính tình, di dưỡng tinh thần.

Chương trình tọa đàm và triển lãm đã giới thiệu đến công chúng 15 tác phẩm thư pháp do các thư pháp gia Xuân Như Vũ Thanh Tùng, Nam Long Nguyễn Quang Duy, Mặc Sinh Lê Huy Hoàng, Duy Phong Lê Đình Sơn, Diệu Quang Bùi Quang Tuấn, Tiền Hoa Đào Văn Thuận, Nam Phong Bùi Hải Nam, Như Như Nguyễn Thúy Quỳnh thực hiện. Các tác phẩm thể hiện những bài thơ trong "Ngự đề Đồ hội" theo 5 lối viết: triện, lệ, khải, hành, thảo.

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, triển lãm đã giới thiệu tới người xem những cảnh đẹp của kinh đô Huế được đề vịnh trong tập thơ ngự chế và qua những hình ảnh tư liệu, với mong muốn phần nào tái hiện được 1 kinh đô lộng lẫy trong thơ. Ngoài ra, thông qua việc trưng bày những tác phẩm thư pháp Hán Nôm nhằm tôn vinh những di sản quý báu của tiền nhân, đưa di sản và văn hóa Hán Nôm đến gần hơn với công chúng để có thêm nguồn động lực cho công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.

Tin, ảnh: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách

Văn hóa bản địa là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch cũng do yếu tố văn hóa bản địa quyết định. Các địa phương tại Thừa Thiên Huế có những lễ hội đặc sắc, nhưng để thu hút khách cần thiết phải đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng từ yếu tố này và chú trọng hơn công tác quảng bá.

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách
TRIỂN LÃM HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ FARNBOROUGH 2024:
Tập trung giải quyết tình trạng thiếu máy bay và căng thẳng chuỗi cung ứng

Các nhà lãnh đạo hàng không nhóm họp tại Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough (Farnborough International Airshow) được tổ chức từ ngày 22 - 26/7 ở Vương quốc Anh vào tuần tới sẽ tập trung nỗ lực giải quyết một số vấn đề còn tồn tại trong ngành này; từ những khó khăn trong sản xuất máy bay tại Boeing và Airbus đang gây ra tình trạng tồn đọng đơn đặt hàng lớn, cho đến các đội tàu bay già cỗi khiến việc cắt giảm lượng khí thải trên các chuyến bay ngày càng khó khăn.

Tập trung giải quyết tình trạng thiếu máy bay và căng thẳng chuỗi cung ứng
Nơi “gặp gỡ” văn hóa

Bên cạnh chức năng chính trưng bày các hiện vật, nhiều bảo tàng, không gian văn hóa nghệ thuật còn đảm nhận một chức năng quan trọng khác đó là tổ chức các sự kiện giao lưu, trò chuyện, tọa đàm những vấn đề liên quan. Chính những không gian như thế đã trở thành điểm đến, tạo được sự kết nối giữa giới nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa cũng như những người có niềm đam mê gặp gỡ.

Nơi “gặp gỡ” văn hóa
Khai mạc triển lãm tranh Trúc Chỉ “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè”

Chiều 17/7, Tạp chí Sông Hương và Công ty TNHH Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam phối hợp tổ chức triển lãm tranh mang chủ đề “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè” tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương (số 9 Phạm Hồng Thái, TP. Huế). Ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế tham dự.

Khai mạc triển lãm tranh Trúc Chỉ “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè”
50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian

Thừa Thiên Huế là vùng đất mang dấu ấn của thời di dân mở nước hơn 700 năm. Vì thế, cội nguồn văn hóa hình thành từ sự dung hợp bản sắc văn hóa của cư dân bản địa cùng cư dân Việt từ khắp các vùng miền của đất nước. Văn hóa dân gian luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng người Huế.

50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian
Return to top