ClockThứ Bảy, 03/10/2020 07:00

Không gian của “sự tử tế” thu hút người trẻ

TTH - Tử tế từ cách làm việc, cách sản xuất ra sản phẩm, mang những sản phẩm tử tế đến với khách hàng… là thông điệp mà chương trình “Sự tử tế” mang lại cho mọi người.

Giới thiệu sản phẩm của người Huế trẻ

Chương trình giới thiệu nhiều sản phẩm làm bằng thủ công

Những sản phẩm handmade độc đáo

Cuối tuần qua, một hoạt động thú vị với tên gọi “Sự tử tế” thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm. Diễn ra tại số 1 Điện Biên Phủ, TP. Huế, không gian của “Sự tử tế” trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm thủ công do chính những người trẻ ở Huế làm ra.

Các gian hàng với đủ phong cách, cá tính, được tuyển chọn theo tiêu chí: sản phẩm đẹp, chất lượng, được làm thủ công. Khách hàng có thể tìm thấy những chiếc ví, nịt, dây đeo tay, túi xách, giày, bốt bằng da thật; mỹ phẩm, nước hoa, dầu gội từ thiên nhiên; hoặc áo dài truyền thống, áo mũ cung đình; những chiếc áo, túi xách được tái chế; những chiếc xe máy vespa cổ hay biker cá tính…

Nhà thiết kế Quang Hòa mang đến chương trình “Sự tử tế” những mẫu thiết kế áo dài ngũ thân, áo Nhật bình mang sắc thái cổ phục. Không chỉ ngắm nghía, nhiều bạn trẻ tỏ ra thích thú khi được trải nghiệm mặc áo Nhật bình. Với mong ước phục hồi cổ phục trên chính mảnh đất chúng được sinh ra, Quang Hòa dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu cách may áo dài ngũ thân, áo Nhật bình và anh đã thành công.

Trải nghiệm mặc áo dài Nhật bình

Bên cạnh áo dài của Quang Hòa là những món phụ kiện độc đáo của Trần Quang Minh Tân đến từ Biên Hòa. Dù không phải là người Huế nhưng anh rất yêu và am hiểu văn hóa, lịch sử của Huế. Từ niềm đam mê, suốt 6 năm nay, anh mày mò mô phỏng phục sức dưới triều đại nhà Nguyễn, gồm mũ mão, phục sức, phụ kiện, như: thẻ bài, kim khánh, cài áo Nhật bình hình chim phượng…

Nhìn những chiếc ví da, túi xách, ba lô, dây nịt, vòng đeo tay, ốp lưng điện thoại… đẹp và tinh tế được thiết kế, chế tác từ chất liệu da cao cấp, thật ngạc nhiên khi chúng được làm hoàn toàn thủ công từ đôi tay của hai bạn trẻ Anh Tuấn và Cát Minh. Tuấn học đồ họa, Cát Minh học kiến trúc, có vẻ như, những sản phẩm này không liên quan mấy đến những kiến thức họ được học. Từ ý muốn ban đầu là làm cho mình sử dụng, họ mạnh dạn vượt qua thử thách, cùng kiên trì xây dựng thương hiệu “Up Leather” trên đất Huế.

Sẽ là điểm đến thú vị

Với mục đích giới thiệu các sản phẩm, thương hiệu do những người trẻ ở Huế sản xuất hoặc đang kinh doanh, KTS. Nguyễn Bảo Sơn nảy ra sáng kiến tổ chức chương trình “Sự tử tế”. Đây là lần thứ ba, hoạt động thường niên này được tổ chức. KTS. Sơn cho hay: “Sau câu chuyện mùa dịch, mùa bão, tôi tổ chức chương trình này để “xốc” lại tinh thần cho bản thân và các anh em trẻ. Hoạt động lần này được tổ chức mở rộng để giới thiệu đến tất cả mọi người sự tử tế trong cách sản xuất ra sản phẩm và trong dịch vụ của từng cửa hàng”.

Nhiều bạn trẻ thích thú tham quan không gian trưng bày của "Sự tử tế"

Minh Tân hào hứng: “Tôi rất vui khi được kết nối tham gia hoạt động này. Đây là dịp may để tôi được giới thiệu, quảng bá các sản phẩm liên quan đến văn hóa triều Nguyễn trên chính mảnh đất Cố đô, để mọi người được thưởng thức, mang thử các phục sức trước nay chỉ được trưng bày tại bảo tàng”.

Kinh doanh không phải là hoạt động chính, “Sự tử tế” đưa những thương hiệu cá nhân do những người trẻ làm chủ đến với cộng đồng. Đồng thời, kết nối, tạo sân chơi cho các bạn trẻ, tạo cơ hội cho họ giới thiệu những điều tốt đẹp về sản phẩm của mình rộng rãi hơn.

Lần thứ 2 tham gia “Sự tử tế”, Anh Tuấn khẳng định, dù không thu lại lợi ích kinh tế nhưng hoạt động này là sân chơi giúp sản phẩm của Up Leather lan tỏa đến khách hàng. Đây cũng là cơ hội để cộng đồng biết giới trẻ ở Huế đang làm và có những sản phẩm gì.

Mong muốn của những người tổ chức là đủ điều kiện để “Sự tử tế” được tổ chức định kỳ hàng tháng, tạo nên một điểm đến văn hóa, thu hút du khách đến trải nghiệm và mua sắm vào dịp cuối tuần. Nếu làm được như vậy, chắc chắn sẽ thêm một điểm nhấn thú vị cho Huế, như cảm nhận của bạn trẻ Bùi Xuân Long: “Với không gian này, tôi vừa tìm thấy những giá trị truyền thống vừa tìm thấy những giá trị mới mẻ”.

Bài, ảnh: MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo động người trẻ sử dụng ma túy

Theo thông tin từ UBND tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 400 người nghiện và gần 800 người sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng báo động, có tình trạng một bộ phận giới trẻ nhận thức rằng ma túy tổng hợp chỉ là chất kích thích gây cảm giác hưng phấn tức thời, không gây nghiện, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Báo động người trẻ sử dụng ma túy
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Thiếu kỹ năng, người trẻ mất cơ hội làm việc

Nhiều sinh viên ra trường tốt nghiệp loại giỏi nhưng vẫn khó tìm việc làm, do thiếu kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện và nhất là hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp tại nơi làm việc.

Thiếu kỹ năng, người trẻ mất cơ hội làm việc
Thu hút FDI: Lợi ích kép

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) là động lực tạo chuyển biến trong tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm cũng như thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp (DN).

Thu hút FDI Lợi ích kép
Nâng cấp dịch vụ để thu hút “khách nhà giàu”

Khách hạng sang, giới siêu giàu gần đây khá quan tâm du lịch Việt Nam và Thừa Thiên Huế là một trong những điểm đến được họ quan tâm tới. Ngoài cảnh đẹp, muốn thu hút dòng khách này, chất lượng dịch vụ là yêu cầu hàng đầu.

Nâng cấp dịch vụ để thu hút “khách nhà giàu”
Return to top