ClockThứ Tư, 04/08/2021 09:24

Lan tỏa năng lượng tích cực bằng những bài ca chống dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, mọi tầng lớp nhân dân đồng lòng vì mục tiêu chung. Các văn, nghệ sỹ tại TP Hồ Chí Minh cũng góp phần vào cuộc chiến chống dịch bằng nhiều hành động thiết thực, sáng tạo, thể hiện những sản phẩm tinh thần hấp dẫn nhằm lan tỏa năng lượng tích cực và cổ vũ tinh thần cộng đồng.

Âm nhạc - phương thuốc góp phần chữa lành COVID-19 tại NigeriaTrở về với HuếLắng đọng giai điệu “Thắp sáng quê hương”Thay lời muốn nói

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn. Ảnh: dantri.com.vn

Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh đã phát động Cuộc vận động sáng tác, dàn dựng, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật với chủ đề “Chung một niềm tin chiến thắng”.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thanh Thúy, thông qua các hình thức tuyên truyền, quảng bá phong phú, Cuộc vận động này giới thiệu tác phẩm văn học, nghệ thuật có nội dung sâu sắc, giá trị thẩm mỹ cao, đồng thời đóng góp tích cực vào việc phòng, chống dịch COVID-19, góp phần lan tỏa những giá trị cao đẹp đến đông đảo công chúng. Qua đó, kêu gọi toàn dân chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn thách thức trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh; tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và các chính sách, giải pháp hiệu quả của Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Cùng chung mong muốn lan tỏa, cổ vũ tinh thần cùng thành phố vượt qua dịch COVID-19, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Trung tâm Ca nhạc nhẹ và Nhà hát Kịch TP Hồ Chí Minh đã phối hợp xây dựng kế hoạch thực hiện một loạt tiểu phẩm, chương trình sân khấu đặc biệt về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trước mắt, các ê-kíp thực hiện chuỗi tiểu phẩm sân khấu đã hoàn thành gần xong hai tiểu phẩm đầu tiên như vở kịch “Nhớ đời thời COVID” của tác giả Như Quỳnh, đạo diễn Hoàng Tấn và tiểu phẩm cải lương hài “Vững niềm tin chống dịch” của tác giả Phạm Văn Đằng, đạo diễn Linh Trung, với sự góp mặt của Nghệ sỹ Ưu tú Mỹ Hằng, các nghệ sỹ Linh Trung, Nguyễn Văn Hợp và Kim Tiến.  Mỗi tiểu phẩm sân khấu có thời lượng 15 phút, sẽ được phát trên sóng Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh và trang thông tin của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố.

Đạo diễn Phan Quốc Kiệt, Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang cho biết, hầu hết các nghệ sỹ tham gia đều hào hứng, phấn khởi vì được góp công sức trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện vở diễn, các diễn viên tham gia chủ yếu tự tập tại nhà, trao đổi và chỉnh sửa kịch bản online, đến khi ghi hình, các nghệ sỹ chia giờ có mặt, giúp tiểu phẩm hoàn thành tốt mà vẫn tuân thủ đúng quy định về phòng, chống dịch.

Tương tự, hơn 20 nghệ sỹ, ca sỹ như Cẩm Vân, Hà Trần, Thanh Hà, Minh Tuyết, Uyên Linh, Hiền Thục, Ái Phương, Bùi Lan Hương, Hoàng Mỹ An, Tóc Tiên, Quang Dũng, Đình Bảo, Mai Tiến Dũng... đã cùng nhau gửi thông điệp yêu thương đến người dân Thành phố Hồ Chí Minh qua ca khúc “Sống như tia nắng mặt trời”. Ca khúc này được Nhạc sỹ Đình Bảo sáng tác trong thời điểm Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cuộc sống người dân có phần khó khăn, đảo lộn.

Nhạc sỹ Đình Bảo cho biết, TP Hồ Chí Minh không chỉ là nơi ghi dấu một thời tuổi trẻ với bao ước mơ, hoài bão của anh mà nơi đây còn chứa đựng một giai đoạn đẹp đẽ nhất trong cuộc đời anh. Nơi này đã nuôi nấng anh với tình thương yêu của biết bao người. Vì vậy, khi sáng tác ca khúc này, anh muốn lan toả tình yêu thương, lòng nhiệt thành và niềm hy vọng đến với mọi người, đặc biệt là người dân Thành phố mang tên Bác trong lúc này.

Hòa chung với âm nhạc hiện đại, các tác giả âm nhạc truyền thống cũng mang những lời ca, tiếng hát bước vào cuộc chiến chống đại dịch. Nhiều tác giả đã đặt lời mới cho những làn điệu dân ca truyền thống nhằm tạo sự gần gũi, góp phần tuyên truyền đẩy lùi dịch COVID-19 như hát chèo “Chiếc khẩu trang nghĩa tình” của nhạc sỹ Hoàng Thị Dư, hát xẩm “Tiêu diệt Corona” của Nguyễn Quang Long, “Thiết tha lời Then chống dịch”, “COVID lịch sử”, “Đẩy lùi COVID đi xa” và “Mười thương chống dịch” của soạn giả Mai Văn Lạng...

Bên cạnh các sáng tác được thể hiện trên nền tảng trực tuyến, nhiều văn, nghệ sỹ đã có những đêm trình diễn đầy cảm xúc và đáng nhớ trên sân khấu đặc biệt như tại sân của Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 để phục vụ khán giả là hàng trăm y, bác sỹ, nhân viên y tế cùng hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 đang điều trị ở đây. Cùng với những giọng hát quen thuộc của đội tình nguyện viên nghệ sỹ như Phương Thanh, Quốc Đại, Đăng Nguyên, Nam Cường... đêm diễn mới đây có sự góp mặt của nghệ sỹ saxophone Trần Mạnh Tuấn.

Dù phải mang khẩu trang nhưng saxophone Trần Mạnh Tuấn vẫn thể hiện trọn vẹn những ca khúc đậm tình yêu quê hương như “Quê hương”, “Về quê”, “Diễm xưa”, “Còn tuổi nào cho em” ...được đội ngũ y bác sỹ, bệnh nhân hưởng ứng.

Theo MC Quỳnh Hoa, Giám đốc Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh, những chương trình ca nhạc, giải trí trên truyền hình, trên mạng xã hội dù có hoành tráng, hay đến đâu cũng chỉ là chương trình gián tiếp, không khỏa lấp được nỗi buồn, sự cô đơn và trống vắng của các bệnh nhân đang một mình đối mặt, chống chọi với bệnh tật. Những phút thư giãn ngắn ngủi bằng âm nhạc trực tiếp càng ý nghĩa hơn, giúp bệnh nhân có tinh thần vui vẻ, lạc quan, đồng thời tiếp thêm động lực để các y, bác sỹ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Có thể nói, hình ảnh những nghệ sỹ tình nguyện vì cộng đồng là một hình ảnh đẹp, lan tỏa tinh thần tích cực rất lớn. Không chỉ có nghệ sỹ mà nhiều tình nguyện viên ở mọi ngành nghề, lứa tuổi đã góp sức vì TP Hồ Chí Minh, mong muốn thành phố sớm trở lại cuộc sống bình thường như vốn có.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa

Võ Thành Thân là một trong những họa sĩ trẻ, góp phần làm nên công cuộc đổi mới nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm cá nhân “Mộng Ảnh” của anh đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP. Hồ Chí Minh) từ ngày 30/11 - 15/12/2024 - triển lãm quy tụ 14 bộ tác phẩm sơn dầu, thành quả của hơn ba năm nghiên cứu và sáng tạo miệt mài.

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế

Ngày 17/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải 3 cuộc thi: Sáng tác ca khúc về truyền thống, sáng tác logo truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh và cuộc thi viết “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân” tỉnh lần thứ 3, năm 2024; đồng thời, công bố phim tài liệu về lịch sử truyền thống LLVT tỉnh.

Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế
“Huế rất riêng, đó là niềm cảm hứng trong sáng tác của tôi”

“Ngoài đề tài văn hóa di sản của Huế, điều mà tôi ấn tượng và cảm xúc trong quá trình sáng tác ảnh nghệ thuật ở vùng đất này đó chính là con người. Người Huế bình dị, mộc mạc và có “chất” riêng”, nhiếp ảnh gia Hoàng Quốc Vĩnh (sinh năm 1986, Gia Lai) – người vừa được xướng tên với giải thưởng tác phẩm nghệ thuật xuất sắc về Huế với bộ ảnh “Quần thể di tích Cố đô Huế” đã trải lòng như thế với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

“Huế rất riêng, đó là niềm cảm hứng trong sáng tác của tôi”
Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

TIN MỚI

Return to top